Thay lông ở gà chọi là nhằm loại bỏ các lông già nhưng gà thường dễ bị yếu ,tăng cân,..nên ta cần tìm hiểu cách chăm sóc trong giai đoạn này.
Cách nhận biết giai đoạn thay lông của gà chọi
Đối với người bình thường,việc nhận biết gà chọi đang thay lông khá khó,nhiều lúc còn nhầm lẫn dấu hiệu với gà đang bị bệnh.
Việc thay lông ở gà chọi phụ thuộc vào sức khỏe, cách chăm sóc, thức ăn, nước uống và sự điều tiết ánh sáng của từng con gà. Phần thay lông sẽ từ đầu sang cổ,rồi tới lưng, ức, cánh và sau cùng là đuôi.
.Thay lông ở gà chọi thường diễn ra khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm,thời điểm cuối hạ đầu thu.Đây là khoảng thời gian mà gà chọi cần chăm sóc đặc biệt nhất.Để đảm bảo sức khỏe cho gà và gà sau khi thay lông sẽ mọc lông đẹp , chắc khỏe thì bạn cần tuân thủ các bước dưới đây.
Giai đoạn 1: Gà chọi bắt đầu thay lông
Khi thấy các dấu hiệu gà sắp thay lông thì nên cho gà nghỉ ngơi. Đừng tham gia vần hơi, vấn đòn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng của gà. Thay vào đó, gà nên được tắm vào buổi trưa hàng ngày, lau khô gà bằng khăn mềm.
Thay đổi khẩu phần ăn,chế độ dinh dưỡng cho gà;Tăng rau xanh (chủ yếu là giá đỗ) và giảm 1/3 lượng lúa gạo hàng ngày.Ngoài ra, bạn nên rút 3 cái lông đầu ở hai bên cánh và 2 lông đuôi của gà.Cứ ba ngày lại bổ sung thêm mồi và đậu phộng cho đến khi gà có lông mới. Việc tẩy lông này nhằm mục đích kích thích rụng lông ở gà chọi.
Giai đoạn 2: Gà chọi bắt đầu mọc lông mới
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng để quyết định gà chọi có bộ lông đẹp hay xấu;Vì vậy, khâu chăm sóc này bạn cần chú tâm hơn.
Giảm 2/3 khẩu phần ăn so với những con gà chọi bình thường; Bổ sung thêm rau xanh, đậu phộng vào khẩu phần ăn của gà; Cứ cách hai ngày thì cho uống một viên dầu cá để bổ sung thêm đạm. Một tuần thì cho gà ăn một quả trứng cút và một miếng thịt nạc nhỏ; Ngoài ra,không nên tắm gà nhiều lần mà cách 2 – 3 ngày mới tắm một lần.Cách làm này sẽ thúc đẩy việc mọc lông, giúp cho gà chọi có bộ lông óng mượt và đẹp mắt.
Giai đoạn 3: Khi gà chọi bị khô lông
Gà bước vào giai đoạn khô lông thường tăng cân rất nhanh. Để hạn chế việc lên cân không kiểm soát và tránh gà bị bở thì bạn cần loại bỏ thịt lợn nạc ra khỏi khẩu phần ăn của gà. Còn các khẩu phần khác thì giữ nguyên như trước.
Nên tắm cho gà 1 lần 1 tuần để kích thích gà ra lông và giúp lông thắng hơn. Đặc biệt nên tắm khi trời có nắng, tắm xong dùng khăn mềm lau cho gà. Vì lúc này gà rất dễ bị nhiễm lạnh, mất gân và bị một số bệnh về đường hô hấp.Chờ sau khi gà hoàn thành thay lông xong thì tỉa bớt lông ở các vị trí đầu, cổ để gà giải nhiệt khi thời tiết quá nóng. Lúc thời tiết nắng ráo thì tiến hành vần gà, chạy lồng, chạy bộ để tăng cường thể lực.
Lưu ý khi chăm sóc gà chọi trong giai đoạn thay lông
Ngoài những cách làm đã được đề cập ở trên thì bạn cần phải chú ý một số lưu ý sau:
Không tiến hành nhổ hết lông cánh của gà chọi;Nếu không thì khi thay lông; lông gà không được thẳng và dễ dàng thay lại.Khi thay lông, tuyệt đối không cho gà đúc mái quá nhiều; Nếu không sẽ làm hỏng gân gà, dễ bị xuống gối.
Khi gà đang ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ;tuyệt đối không cho gà chạy lồng;Trong lúc nuôi gà thay lông thì bạn nên tăng cường vitamin cho gà bằng cách cho ăn hoa quả;Muốn giảm cân cho gà thì tốt nhất là giảm khẩu phần ăn. Ngoài ra, bạn có thể nhét một mẩu nghệ nướng hoặc một ít ngải cứu thì trong 3-4 ngày gà sẽ giảm được lượng mỡ đáng kể.Chăm sóc kỹ càng để gà có bộ lông mượt
Để xem thêm,hãy nhấp vào Chăm Sóc Gà Chọi để xem thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé!!!
Hi vọng rằng bài viết tại MGD đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.
Nguồn: dagacuasat.net