Cách rút ngắn thời gian chăm sóc vịt con nhưng vẫn đạt hiệu quả cao

mất:4 phút, 35 giây để đọc.

Hình thức nuôi vịt không đòi hỏi việc bỏ vốn quá nhiều; cũng như có thể thay đổi linh hoạt trong quá trình chăn nuôi. Nhưng trên thực tế thì nhiều trang trại, gia đình nuôi vịt đã gặp phải các vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát như bị bệnh chết hàng loạt, vịt chậm lớn, tỷ lệ thịt trên trứng kém, giá trị kinh tế thấp… .Tất cả đều là do chưa nắm được kỹ thuật chăn nuôi và cách chăm sóc đúng quy chuẩn. Cùng nhau tìm hiểu về cách chăm sóc nhé!

Cách chăm sóc đúng quy chuẩn

Giai đoạn trước 30 ngày tuổi

Khi vịt con mới nở, khả năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện; sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Vì vậy, các hộ chăn nuôi cần biết cách nuôi vịt con mới nở để tăng tỷ lệ sống, giảm hao hụt.

Có thể nuôi với mật độ 30 – 35 con / mét vuông trong tuần đầu sau khi nở. Mật độ nuôi bắt đầu tuần thứ 2-3 là 15-20 con / m². Muốn nuôi vịt đẻ cần phải phân biệt vịt đực và vịt cái trước khi cho vào nuôi.

Các nhu cầu cần chú ý của vịt khi còn non

 Vịt con giai đoạn này có nhu cầu dinh dưỡng là 2890 Kcal năng lượng / kg; hàm lượng đạm của vịt trong thức ăn hỗn hợp là 22%, của vịt đẻ là 20%. Trong giai đoạn ấp, vịt con cần sử dụng thức ăn giàu đạm; sau khi ấp bổ sung thức ăn giàu năng lượng:

  • Hệ tiêu hóa của vịt con từ 1 đến 3 ngày tuổi chưa hoàn thiện nên chỉ tập cho chúng ăn bằng cách rải đều bột bắp hoặc vẩy ráo trên giấy, chia thành 3 – 4 bữa trong ngày.
  • Tập cho vịt ăn rau xanh băm nhỏ trộn với bột cá ở độ tuổi từ 4-10 ngày tuổi; các thức ăn bắt buộc phải được nấu chín.
  • Từ ngày 11 – 20 ngày tuổi bổ sung thêm cua, tôm, ốc, hến… nghiền nhuyễn, nấu chín để cung cấp chất đạm.
  • Giai đoạn từ 20 ngày tuổi trở lên có thể cho vịt tập ăn lúa sống. Hết giai đoạn nuôi này, vịt con đã có thể ăn được hạt thóc lúa, bà con chuyển sang nuôi hướng thịt hoặc hướng trứng.

Cung cấp đủ nước uống, nguồn nước phải sạch sẽ, an toàn, không quá lạnh hoặc quá nóng. Cách nuôi vịt con nhanh lớn là ở giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi có thể pha thêm Vime C Electrolyte, B.complex C, Vemevit Electrolyte hòa vào nước uống để bổ dinh dinh dưỡng, tắc sức đề kháng cho vịt con, giảm tỷ lệ chết. Đồng thời thay máng nước hàng ngày.

Vịt 30 ngày tuổi

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và ánh sáng trong chuồng nuôi để điều chỉnh phù hợp với thân nhiệt của đàn vịt.

Kết hợp vệ sinh chuồng trại, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống. Thực hiện đúng lịch tiêm vacxin phòng bệnh cho vịt con. Đồng thời phòng tránh động vật gây hại như rắn, chuột, cáo, diều hâu, chó, mèo.

Giai đoạn vịt con từ 30 – 80 ngày tuổi

Giai đoạn sau 30 ngày tuổi cho vịt ăn thóc lúa kết hợp với rau xanh và thức ăn giàu đạm như cua, ốc nghiền nhuyễn.  Tuy nhiên ở giai đoạn nuôi hậu bị, không nên cho chúng quá béo hoặc quá gầy; chỉ nên nuôi cầm xác để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản, thịt.

Chú ý về đêm nếu thấy đàn vịt ngủ yên thì chúng no và khỏe mạnh còn nếu xôn xao trong chuồng nuôi thì chúng đang bị đói hoặc lạnh, gió lùa; bà con cần kiểm tra và xử lý. Vịt mẫn cảm với nhiệt độ thấp, mưa nhiều; do đó chuồng nuôi cần chú ý không để bị gió lùa, mưa tạt.

Nuôi chăn thả ngoài đồng chỉ nên giữ mật độ khoảng 2000 – 3000 con vịt thịt/10ha ruộng.

Nuôi vịt ở vùng ven biển, cạnh vùng nước mặn nước lợ thì tập cho vịt làm quen với nước, mỗi ngày cho chúng xuống khoảng 20 – 30 phút. Sau khi đưa chúng về chuồng cần cho tắm và uống nước ngọt để tránh bị trúng độc, quét dọn sạch sẽ để tránh gây xây xát bàn chân khiến nấm độc, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vịt.

Chăm sóc vịt con đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và vệ sinh

Điều cần chú ý vịt con trong giai đoạn này

Kỹ thuật nuôi vịt nhanh lớn giai đoạn này là trước khi cho vịt ra sân chơi phải tiêu độc, khử trùng ngoài sân. Đồng thời định kỳ kiểm tra khối lượng cả đàn để tính toán tốc độ tăng trưởng.

Trong giai đoạn này vịt sẽ thay lông 1 lần. Việc thay lông dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, bà con cần chú ý chăm sóc tốt, hạn chế hao hụt. Cung cấp nước sạch, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống cho vịt.

theo dõi sức khỏe của cả đàn vịt con

Hàng ngày phải kiểm tra, theo dõi sức khỏe của cả đàn, nếu thấy con bị bệnh, có dấu hiệu bị bệnh cần cách ly, xử lý hoặc báo ngay cho bác sĩ thú y.

Chúc bạn chăm sóc thanh công đàn vịt nhà mình nhé. Còn nhiều tin tức thú vị về chăm sóc gia cầm mà bạn nên biết trên MGD đấy nhé!

Nguồn: may3a.com

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *