Vịt om sấu là một món ăn gia đình quen thuộc của người Hà Nội. Ngày nay, món ăn này đã xuất hiện trên mọi mâm cơm của gia đình Việt; không còn là món riêng của người Hà Nội nữa. Vịt om sấu được lòng người ăn bởi vị chua thanh đặc trưng của quả sấu quyện với vị ngọt của thịt vịt. Cùng tìm hiểu cách làm với MGD nhé!
Nguyên liệu và gia vị cần thiết
1 con vịt (khoảng 1.5kg – 2kg)
Sả (3 nhánh), gừng (1 củ) rửa sạch, đập dập
Hành khô, tỏi bóc sạch vỏ rồi đập dập
Khoai sọ
Sấu (5-6 quả)
Ớt tươi (1 quả) thái nhỏi; hạt tiêu, mì chính, nước mắm, ít đường (tùy khẩu vị)
Chuẩn bị hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ, để cho vào nồi om khi chuẩn bị ăn.
Mẹo: Quả sấu sau khi mua về gọt sạch vỏ, cứa mấy lát ngoài viền quả để khi nấu, sấu nhanh chín và ra nhân thịt. Có thể sử dụng tạm quả me hoặc me chua đã được chế biến thay thế nếu không có sấu. Tuy nhiên vị của món ăn sẽ không được chuẩn.
Nước mắm, hạt nêm, tiêu
Gừng: cạo vỏ, rửa sạch, đập dập dùng để ướp thịt vịt. Gừng giúp “khử” mùi hôi của vịt.
Ớt tươi, hành khô, sả: Đập dập, băm nhỏ. Một phần dùng để ướp thịt vịt, phần còn lại đem phi thơm rồi cho thịt vịt đã ướp vào xào qua.
Nước dừa: có thể dùng nước lọc bình thường. Nhưng sử dụng nước dừa, làm món ăn thơm, béo, bùi hơn rất nhiều.
Có thể thêm khoai sọ hoặc nấm hương.
Rau ngổ, rau mùi tàu: Dùng để ăn kèm
Rau muống, rau rút: có thể nhúng kèm nếu ăn theo cách nấu lẩu
Sơ chế vịt
Vịt làm sạch, chúng ta dùng muối hạt chà xát kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho sạch sẽ. Để vịt có mùi thơm, có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng để rửa qua vịt.
Một cách khác là khi nấu, có thể cho vào ít củ hành khô đã được nướng qua.
Chặt vịt thành từng miếng có kích thước thon dài vừa phải. Không nên chặt miếng to như thịt gà vì vừa khó chín vừa không ngấm đều được gia vị
Các bước thực hiện
– Bước 1: Sau khi chuẩn bị xong, ướp vịt đã được chặt sẵn với các gia vị, nguyên liệu trên ít nhất 20 phút. Nêm gia vị cho vừa phải ướp để vịt ngấm và đậm.
– Bước 2: Lúc om còn dễ chỉnh lại liều lượng gia vị cho vừa vị ăn. Cần để lại 1 ít xả, hành, tỏi, gừng đã được đập dập để phi mỡ cho món ăn càng đậm thêm hương vị.
– Bước 3: Cho vịt đã được ướp lên bếp lửa vừa xào vừa om. Không nên để lửa quá to, vịt sẽ bị khô. Canh lửa vừa phải, đến khi sôi thì cho lửa liu riu, om chung với sấu cho đến khi chín mềm là được.
– Bước 4: Nêm nếm gia vị vừa ăn. Nếu muốn chế thêm nước để chan ăn cùng bún, nên sử dụng nước đã đun sôi, bởi nếu dùng nước lạnh, vị của vịt sẽ bị có mùi tanh. Cho hành lá, mùi tàu vào trước khi bắc khỏi bếp.
Nguồn: massageishealthy.com