Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Kinh nghiệm nuôi dưỡng ngựa sinh sản

Kinh nghiệm nuôi dưỡng ngựa sinh sản
Truy Cập Nhanh
    Kỹ thuật chăn nuôi

    Kinh nghiệm nuôi dưỡng ngựa sinh sản

    26 Tháng Mười Một, 2021

    (Người Chăn Nuôi) – Nuôi ngựa sinh sản đang là hướng đi mới mang lại nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế cho người dân ở các vùng núi nhờ tận dụng được nguồn thức ăn, chi phí nuôi ít tốn kém.

    Chuồng nuôi

    Cần thiết kế 2 mái để tránh nước mưa hắt vào và tạo sự thông thoáng cho ngựa. Thiết kế cửa sổ cách nền chuồng 1,5 – 1,8 m. Nền chuồng nuôi nên lát bằng gạch để có thể bảo vệ móng ngựa. Chuồng nuôi cần có độ dốc và rãnh thoát nước để thuận tiện cho việc vệ sinh. Bên cạnh tàu cỏ, cần có máng uống cho ngựa. Máng uống nước nên để cao khoảng 1 m. Đảm bảo mật độ ngựa trong chuồng ở mức vừa phải. Với ngựa sau khi cai sữa 6 – 12 tháng, mật độ nuôi trung bình 1,5 – 2 m²/con. Với những con ngựa trên 1 năm tuổi, mật độ nuôi trung bình 5 – 6 m²/con. Ngựa mang thai hay ngựa mẹ đang nuôi con cần nhốt trong chuồng riêng.

    Chọn giống

    Nên chọn ngựa bạch F1 có bố và mẹ khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt. Ngựa giống cần có ngoại hình cân đối, màu lông đồng nhất, không bị dị tật, móng tròn, bộ phận sinh dục bình thường. Khi ngựa đạt khoảng 6 tháng tuổi là thời gian chọn ngựa giống tốt nhất.

    Đọc Thêm:  Bệnh ILT (viêm thanh khí quản truyền nhiễm) trên gà

    Xác định thời điểm phối giống

    Theo dõi được ngựa cái động dục (tính là ngày thứ nhất) sẽ cho ngựa cái phối giống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 từ khi chịu đực, hoặc phối giống ngày 4 – 7 từ khi chịu đực.

    Trạm truyền giống tạo ngựa lai phải có giá khống chế ngựa cái và giá chờ của ngựa đực. Chỉ cho ngựa đực lên phối giống ngựa cái khi dương vật đã đủ độ cương và phải được vệ sinh sạch sẽ. Có người hướng dẫn hỗ trợ cho phối giống, sau phối giống lần cuối cùng phải ghi chép ngày phối, dự kiến ngày đẻ để giúp cho việc đỡ đẻ, lên khẩu phần ăn cho phù hợp trong thời gian ngựa mang thai.

    Chăm sóc ngựa mang thai

    Ngựa chửa: Ngựa chửa nên nhốt mỗi ngựa một ô chuồng, diện tích 4,5 – 5 m2 cho 1 ngựa, nền chuồng lát gỗ hoặc lát gạch, được dọn phân sạch sẽ. Tắm cho ngựa trong những ngày nắng ấm, chải lông cho ngựa trong những ngày trời giá, lạnh. Chuồng ngựa cần được che chắn rét trong mùa đông. Cho ngựa mẹ ăn 1 – 1,5 kg/ngày (nguồn thức ăn tinh là ngô, cám, thóc…) lượng thức ăn thô cần bằng 12 -15% khối lượng cơ thể, ngựa chăn thả 4 giờ trong ngày có thể thu nhặt được 35 – 40% nhu cầu thức ăn thô còn lại phải được bổ sung cho đủ và cho ăn làm nhiều bữa, ngựa chửa cần được ăn thêm bữa buổi tối. Ngựa nuôi sinh sản kiêm làm việc cần được nghỉ làm việc trước 20 ngày đẻ và sau đẻ 1 tháng. Trong thời gian chửa, lượng hàng thồ < 30% khối lượng cơ thể.

    Đọc Thêm:  Kỹ thuật bảo quản và tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi

    Kinh nghiệm nuôi dưỡng ngựa sinh sản

    Nên bổ sung thức ăn tinh cho ngựa con vào buổi trưa – Ảnh: Đồng Văn Thưởng

    Ngựa đẻ: Kiểm tra dự đoán ngày đẻ bằng theo dõi đặc điểm lâm sàng như hai bầu vú căng, núm vú vểnh ra 2 bên, vắt có sữa non trắng, sút hông, âm hộ sệ, thường xuyên cong đuôi, đái dắt. Chuồng ngựa có rác độn, chắn xung quanh không để ngựa con ra ngoài. Ngựa thường đẻ vào đêm lúc 8 – 10 giờ đêm và 3 – 4 giờ sáng. Tư thế ngựa đẻ nằm và nhổm mông lên; khi thai ra, ngựa mẹ đứng dậy liếm con.

    Trong khi trực đỡ đẻ cần chú ý nhau ra, sau đẻ 1 – 2 giờ, ngựa ít sát nhau hơn các gia súc khác. Ngựa con sinh ra phải được thắt cuống rốn bằng chỉ chắc, sau cắt để cuống rốn dài 1,5 – 2 cm, chấm sát trùng bằng cồn iodine. Lau cho ngựa con khô, cho con bú. Những ngựa đẻ lứa đầu thường chưa chịu cho con bú phải nên khống chế mẹ tập cho con bú.

    Chăm sóc ngựa con

    Ngựa con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên phải có toang chắn trong ô chơi ít nhất 10 ngày, thời gian này, ngựa mẹ được chăm sóc tại chuồng và sân chơi, đặc biệt chu kỳ động dục sau đẻ của ngựa mẹ phải khống chế ngựa con khi phối giống cho ngựa mẹ.

    Ngựa con lúc 35 ngày tuổi đã liếm thức ăn tinh và cỏ từ bãi chăn. Ngựa con cần được bổ sung thức ăn tinh từ lúc ngựa 40 ngày tuổi, lượng thức ăn cho ăn tăng dần từ 0,1 kg ngày đầu bổ sung đến 0,3 kg ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Thức ăn thô được cắt ngắn 5 – 7 cm, cho ăn vào bữa chiều và tối, lượng ăn bằng 10% khối lượng cơ thể. Máng ăn cho ngựa con được làm bằng gỗ hoặc máng xi măng, đạt độ cao 0,4 – 0,5 m để ngựa con dễ ăn. Thức ăn tinh nên bổ sung cho ngựa con ăn vào buổi trưa.

    Đọc Thêm:  Thức ăn cho vịt con mới nở đến 20 ngày tuổi

    Phạm Hải

    Sản lượng thịt gia súc, gia cầm ở Hải Dương đồng loạt tăng
    Kiểm soát vận chuyển động vật dịp giáp Tết
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ thương phẩm

    Bài Viết Sau

    Quy trình nuôi ong lấy mật

    Related Posts

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News