Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Kỹ thuật nuôi vịt kết hợp với thả cá

Kỹ thuật nuôi vịt kết hợp với thả cá
Truy Cập Nhanh
    Kỹ thuật chăn nuôi

    Kỹ thuật nuôi vịt kết hợp với thả cá

    8 Tháng Tư, 2022

    (Người Chăn Nuôi) – Nuôi vịt trong ao cá là cách nuôi tiết kiệm diện tích đã được nhiều gia đình áp dụng từ xa xưa. Thế nhưng, năng suất, chất lượng cá, vịt phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc. Vì vậy, người nuôi cần hiểu rõ những yêu cầu cũng như điều kiện riêng khi chăn nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

    Chuẩn bị ao nuôi

    Với mô hình nuôi vịt kết hợp với thả cá, người nuôi nên chọn ao có diện tích từ 1.000 m2 trở lên và có mực nước sâu 1,5 – 2 m để hạn chế vịt tấn công cá khi còn nhỏ. Trước khi thả cá cần vệ sinh ao, nạo vét bùn đáy, tu sửa bờ, đóng cọc tre, chắn phên hoặc lưới nilon quanh bờ ao cách bờ tối thiểu 40 cm.

    Thiết kế chuồng nuôi

    Chuồng nuôi vịt có thể làm ngay gần ao bằng các thanh tre, nứa lá hoặc gỗ, có sân chơi tạo thành độ dốc cần thiết để vịt lên xuống dễ dàng. Chuồng bảo đảm thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa.

    Nên chuẩn bị chất độn chuồng bằng phôi bào, trấu khô hoặc rơm rạ sạch, không mốc cho vịt đẻ và vịt con 1 – 14 ngày tuổi.

    Chuẩn bị các dụng cụ nuôi thiết yếu như máng ăn, máng uống có thể sử dụng chậu, mẹt tre, tấm nilon thay cho máng ăn máng uống.

    Kỹ thuật nuôi vịt kết hợp với thả cá

    Chăn nuôi kết hợp vịt và cá là phương thức khá quen thuộc, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một diện tích ao hồ – Ảnh: CTV

    Chọn giống

    Chọn giống vịt

    Chọn vịt khoẻ mạnh, tránh khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn. Nếu là vịt nuôi để lấy trứng thì nên chọn trống mái ngay từ một ngày tuổi để loại những con trống nuôi thịt.

    Chọn giống cá

    Tùy vào điều kiện ao nuôi để chọn giống cá nuôi chính cho phù hợp: Ao có nước tốt, giàu dinh dưỡng nên nuôi cá mè; Ao nuôi có đáy là cát bùn thì chọn cá trôi; Ao nuôi có bèo, cỏ thì nên nuôi cá trắm cỏ; Ao nuôi gần chuồng trại nuôi heo, nuôi vịt nên chọn cá rô phi…

    Đọc Thêm:  Kỹ thuật chăm sóc heo nái mang thai

    Cá thả vào ao để kết hợp thả vịt nên có kích thích cỡ to hơn:

    – Cá mè: Chiều dài cá 12 – 15 cm

    – Cá trắm cỏ: Chiều dài cá 15 – 17cm

    – Cá chép, trôi, rô phi: Chiều dài cá 10 – 12 cm

    Cá giống nên chọn những con khoẻ, cỡ giống tương đối đồng đều, không bị nhiễm bệnh.

    Thời vụ thả nuôi

    Nên thả nuôi cá và vịt vào mùa xuân hoặc mùa thu. Ở miền Bắc, nên hạn chế thả nuôi vào mùa đông, ngoài ra cần lưu ý các biện pháp chống rét cho đối tượng nuôi.

    Mật độ thả nuôi

    Mật độ thả vịt

    Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, để đảm bảo cá dưới ao nuôi bình thường không cần bổ sung thức ăn và hạn chế được việc thừa thức ăn dẫn tới ô nhiễm nước ao, mật độ thả vịt phù hợp:

    Loại vịt

    Sản lượng phân

    (kg/con/năm)

    Hàmlượng Nitơ(%)

    Mật độ vịt/m2

    Sốvịt/100m2

    Số vịt/200 m2

    Số vịt

    Sản lượng cá (kg)

    Số vịt

    Sản lượng cá (kg)

    Vịt lấy trứng

    20,6

    2,5

    0,13

    13

    87

    27

    175

    Vịt thịt

    22,0

    2,5

    0,10

    10

    87

    20

    170

    Mật độ cá

    Theo nghiên cứu, tổng số cá thả 120 – 140 con/100 m2. Tỷ lệ có thể nuôi ghép trong các ao như sau:

    – Ao cá mè trắng là chính: Mè trắng 60%; Mè hoa 5%; Trắm cỏ 3%; Trôi Việt 25%; Và chép 7%.

    – Ao cá trắm cỏ là chính: Cá trắm cỏ 50%; Mè trắng 20%; Mè hoa 2%; Trôi Việt 20%; Chép 4%; Và rô phi 6%.

    – Ao cá rô phi là chính: Cá rô phi 45%; Mè trắng 20%; Mè hoa 5%; Trôi Việt 20%; Trắm cỏ 4%; Chép 6%.

    Thức ăn

    Đối với vịt

    Vào giai đoạn vịt còn nhỏ, cần chuẩn bị các loại thức ăn hỗn hợp dạng hạt hoặc các loại thức ăn nhỏ, mềm như cám gạo, cám ngô, hạt lúa nấu chín. Khi vịt lớn có thể cho ăn lúa nguyên hạt trộn thêm đậu tương, cá, cua, ốc… Lượng thức ăn cần thiết:

    Đọc Thêm:  Phòng bệnh vật nuôi mùa hè

    Tuổi

    Hàm lượng protein

    Năng lượng

    1 – 3 tuần

    20%

    2.900 kcal

    4 – 8 tuần

    17%

    2.900 kcal

    9 – 18 tuần

    14%

    2.900 kcal

    19 tuần trở lên

    17%

    2.700 kcal

    Nếu nuôi vịt đẻ, người chăn nuôi có thể tăng giảm cho phù hợp với từng giống vịt và điều kiện bổ sung nguồn thức ăn có sẵn tại chỗ. Luôn luôn bảo đảm nước uống sạch đủ cho vịt đẻ. Lượng thức ăn cần thiết:

    Tuổi

    Lượng thức cám

    Thức ăn tinh

    Thức ăn bổ sung

    Từ 1 – 7 ngày

    80 – 100 g/con

    –

    –

    Từ 8 – 14 ngày

    250 – 300 g/con

    Tập cho ăn thóc luộc

    –

    Từ 22 – 90 ngày

    100 – 110 g/con/ngày

    Thóc/ngô

    Cá/ốc/cua/rau/bèo…

    Từ 91 – 120 ngày

    –

    120 – 130 g thóc/con/ngày

    Cá/ốc/cua/rau/bèo…

    Đối với cá

    Thức ăn chủ yếu của cá là phân chuồng, thức ăn xanh như là cỏ, rau, bèo rong… Với mô hình nuôi kết hợp vịt và cá thì phân chuồng, phân xanh đã được vịt cung cấp qua chất thải của vịt. Ngoài ra, còn có các chất thải rửa chuồng và thức ăn dư thừa rơi vãi được đưa xuống ao vì vậy không cần phải cung cấp thức ăn cho cá như ở các ao nuôi truyền thống.

    Tuy nhiên, người nuôi vẫn phải theo dõi đàn cá nếu thấy cá biểu hiện cá đói ăn thì phải kịp thời bổ sung ngay, nhất là khi nuôi cá có mật độ cao quá 2 con/m2. Đối với ao nuôi cá trắm cỏ, cần chú ý bổ sung rau, bèo, bã bia, bã đậu cho vịt và cho cá vì để tăng được 1 kg thịt cá trắm cỏ cần phải có 30 – 40 kg thức ăn xanh.

    Chăm sóc đàn vịt và ao cá

    Với vịt, cần theo dõi hàng ngày để phát hiện những con không bình thường, nhốt lại chăm sóc riêng, nếu có bệnh thì chữa. Những ngày, những lúc nóng quá, rét quá không nên cho vịt xuống ao. Thường xuyên quét dọn chuồng (kể cả chuồng trên máng), tu sửa những chỗ hư hại. Sân chuồng và quanh bờ ao nên trồng cây ăn quả để tăng thu nhập và tạo bóng mát cho vịt và cá.

    Đọc Thêm:  Kỹ thuật chăn nuôi gà hữu cơ

    Với cá, giữ đủ nước theo quy định. Hàng ngày kiểm tra bờ, cống rãnh, tu sửa lưới chắn để khỏi ảnh hưởng đến vịt và cá để phòng lụt, bão cá đi mất. Nếu thấy cá nổi đầu khắp ao, có tiếng động không lặn thì phải bơm thêm nước và hạn chế hoặc ngừng thả vịt xuống ao.

    Thu hoạch

    Với vịt thịt, nên nuôi gối nhau lúc nào trong trang trại cũng có 3 – 4 đàn ở các lứa tuổi khác nhau quy mô theo điều kiện của từng trang trại. Vịt được khoảng 2 tháng tuổi thì xuất chuồng, nên bán gọn từng đàn, không bán nhỏ lẻ khó quản lý.

    Với vịt đẻ, nên nuôi 1 – 2 năm, khi vịt đẻ trứng nên cho ăn bên ngoài chuồng để tránh ảnh hưởng đến trứng. Khi loại thì loại toàn đàn, quét dọn, vệ sinh chuồng để 2 – 3 tuần rồi đưa đàn vịt mới vào nuôi.

    Với cá dưới ao, sau khi thả cá 8 – 9 tháng có thể dùng lưới đánh tỉa từng con đủ tiêu chuẩn thịt. Riêng cá rô phi nuôi sau 4 tháng bắt đầu đánh tỉa. Tháo cạn và thu hoạch toàn bộ vào thời điểm:

    – Cá thả tháng 2 – 5 thu hoạch tháng 12 – 2 (trước tết Âm lịch)

    – Cá thả từ tháng 8 – 9 thu hoạch tháng 9 – 10 năm sau. Riêng cá rô phi ở các tỉnh phía Bắc phải thu hoạch xong trong tháng 12.

    Trước khi thu hoạch cá, ngừng thả vịt 1 – 2 ngày, sau đó rút bớt nước, dùng lưới đánh bắt cá sau đó mới tháo cạn và thu hoạch toàn bộ.

    Bình An

    Sản lượng thịt gia súc, gia cầm ở Hải Dương đồng loạt tăng
    Kiểm soát vận chuyển động vật dịp giáp Tết
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Thiến heo nuôi thịt, tuổi thiến và cách nào?

    Bài Viết Sau

    Dinh dưỡng để gà đẻ trứng tốt trong mùa hè

    Related Posts

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News