Người chăn nuôi gia cầm ở Lào Cai gặp nhiều khó khăn

mất:5 phút, 37 giây để đọc.

Đầu năm 2020 Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ dịch Covid-19, dịch Corona. Hiện đây việc dịch tả lợn châu Phi  khiến người chăn nuôi lợn bị ảnh hưởn. Tiếp đó lại chuyển sang chăn nuôi gia cầm ồ ạt dẫn đến nguồn cung dư thừa, giá gia cầm giảm và khó khăn về đầu ra. Người chăn nuôi gia cầm điêu đứng vào dịp cuối năm.

Giá gà giảm mạnh gây thiệt hại lớn

Những năm trước, trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình ông Nguyễn Văn Doanh; ở tổ dân phố số 5, thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng); thường xuyên nuôi khoảng 30 con lợn nái, hơn 200 con lợn thịt mỗi lứa. Khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, gia đình ông phải tiêu hủy 125 con lợn, thiệt hại hơn 200 triệu đồng.

Để khôi phục sản xuất, ông quyết định chuyển sang chăn nuôi gia cầm. Ông Doanh cho biết: Nguồn thu nhập chính của gia đình tôi là từ chăn nuôi lợn. Không đành lòng để chuồng trại bỏ trống nên tôi đã cải tạo và chuyển sang nuôi gà, ngan.

Người chăn nuôi chăm sóc đàn gia cầm.

Mỗi lứa, gia đình ông Doanh nuôi hơn 2.000 con gà và gần 1.200 con ngan. Tuy nhiên trong thời gian qua, giá gà xuống thấp, thương lái chỉ thu mua với giá 50 nghìn – 55 nghìn đồng/kg; giảm 20 nghìn – 25 nghìn đồng/kg và mua ngan với giá 40 nghìn – 45 nghìn đồng/kg; giảm 20 nghìn đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2019.

Giá bán giảm đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi; nhưng việc tìm được đầu ra còn khó khăn hơn. Thương lái chỉ thu mua cầm chừng vì họ cho rằng lượng tiêu thụ rất chậm; trong khi nhiều hộ chăn nuôi chào mời. Nhiều hộ đã phải rao bán lẻ trên mạng xã hội; và tự mang ra các chợ trên địa bàn tiêu thụ.

Nhiều hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn

Giá gà giảm liên tục khiến người chăn nuôi điêu đứng

>>Xem thêm tại chuyên mục tin nông nghiệp.

Không chỉ những hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ gặp khó khăn khi giá gia cầm giảm mạnh. Mà những trang trại chăn nuôi với số lượng lớn; có liên kết với đơn vị tiêu thụ cũng gặp khó khăn tương tự. Hợp tác xã chăn nuôi Xuân Tiến (xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng) có 15 thành viên chuyên chăn nuôi gà thương phẩm; quy mô 160 nghìn con gà mỗi năm.

Được biết, các hộ xã viên đều nuôi giống gà J-Dabaco. Đây là giống gà ri lai được nuôi với thời gian 3,5 tháng, chắc thịt, chất lượng thịt thơm, ngon và được thị trường ưa chuộng. Trước đây, do có sự liên kết với các nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm và tiểu thương tại thị xã Sa Pa; và thành phố Lào Cai nên mỗi tháng, hợp tác xã cung cấp ra thị trường khoảng 40 tấn gà thịt.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các nhà hàng, khách sạn vắng khách khiến chuỗi liên kết đứt gãy. Ngoài ra, nguồn cung tăng so với năm trước nên việc bán lẻ ra thị trường gặp nhiều khó khăn; các hộ chăn nuôi đang rất lo lắng.

Gà nuôi đến lứa không xuất bán được khiến người chăn nuôi phải tiếp tục nuôi giữ trong chuồng, phát sinh chi phí thức ăn, chi phí nhân công, đồng thời phải đối mặt với tình trạng gà ốm, chết do thời tiết… Để tìm kiếm đầu ra, các thành viên hợp tác xã phải đôn đáo tìm thương lái trong và ngoài tỉnh mua gà. Tuy nhiên, hiện sức tiêu thụ vẫn rất thấp, trung bình lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 25 tấn gà/tháng (giảm gần 1/3 so với cùng kỳ năm 2019).

Chỉ đạo theo dõi diễn biến thị trường giảm thiểu thiệt hại

Theo dõi thị trường, khắc phục thiệt hại

Để giảm thiệt hại, trước mắt hợp tác xã đã chỉ đạo các hộ xã viên giảm tổng đàn; theo dõi diễn biến của thị trường để vào đàn phù hợp. Cùng với đó, giảm giá thành bằng cách huy động nguồn lực của các hộ xã viên; ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị cung ứng thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y nhằm hạn chế chi phí thị trường.

Người chăn nuôi nên theo dõi thị trường tiêu dùng, tránh chạy theo phong trào

Đồng thời, khuyến khích các hộ xã viên chủ động tìm kiếm thị trường, bán trực tiếp đến người tiêu dùng, giảm bớt khâu trung gian. Hợp tác xã cũng triển khai việc mổ gà, cấp đông nhằm giảm áp lực chuồng nuôi; đồng thời thêm lựa chọn cho khách hàng trong và ngoài tỉnh muốn vận chuyển gà đi xa.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi. Nhiều hộ chăn nuôi lợn không đủ điều kiện tái đàn đã ồ ạt chuyển sang đầu tư nuôi gà, ngan, vịt… Điều này khiến tổng đàn gia cầm tăng mạnh, nguồn cung dư thừa so với nhu cầu thị trường.

Cùng với đó, ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khiến khách du lịch giảm; dịch vụ kinh doanh ăn uống vắng khách, nhiều nhà hàng và khách sạn phải đóng cửa. Thu nhập của người lao động sụt giảm, chợ bán thực phẩm cũng cung cấp cầm chừng… dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm đầu ra; giá gia cầm thương phẩm liên tục giảm trong thời gian qua.

Người chăn nuôi không nên chạy theo phong trào

Bà Đồng Thị Vĩnh Hằng, Trưởng phòng Chăn nuôi – Thủy sản (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh) khuyến cáo: Hiện nay; tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 5,8 triệu con; tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019. Do đó, người chăn nuôi không nên chạy theo phong trào mà cần tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường trước khi đầu tư tái đàn.

Đồng thời, đổi mới phương thức chăn nuôi, đẩy mạnh xây dựng vùng; cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, áp dụng khoa học; kỹ thuật vào chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần lựa chọn đối tác cung ứng vật tư chăn nuôi; tìm đầu ra cho sản phẩm để bảo đảm chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ; thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi.

Nếu quan tâm đến thông tin về chăn nuôi gia cầm, tin nông nghiệp thì hãy truy cập vào trang MGD nhé!

Nguồn: tapchigiacam.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *