Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Chăm sóc dê lấy sữa

Chăm sóc dê lấy sữa
Truy Cập Nhanh
    Kỹ thuật chăn nuôi

    Chăm sóc dê lấy sữa

    10 Tháng Chín, 2021

    (Người Chăn Nuôi) – Để dê cho sữa nhiều, đều và chất lượng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

    Chọn dê cái

    Đầu rộng và dài; Cơ săn chắc; Nhanh nhẹn, mắt tinh anh; Hàm và cổ dài, khỏe, mềm mại, nhọn về phía đầu; Lưng thẳng, sườn cong và xiên về phía sau; Chân trước thẳng, cân đối; Hông rộng và hơi nghiêng; Mạch máu lớn ở phía sau nổi rõ; Khớp mắt cá thẳng; Núm vú to, dài 4 – 6 cm và gân sữa có nhiều gấp khúc.

    Chế độ dinh dưỡng

    Muốn dê tiết ra nhiều sữa, cần lưu ý đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ cả chất và lượng trong mùa đông và hè. Kết hợp bổ sung thêm thức ăn tinh ngoài thức ăn thô xanh. Giai đoạn dê cho sữa cần cho ăn thêm thức ăn tinh. Cho dê uống nước đủ lượng, theo nhu cầu và thay nước mới thường xuyên, đặc biệt vào mùa khô, mùa nóng. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon bởi năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng. Nhu cầu vật chất thô của dê mẹ vào cuối kỳ có chửa giảm trung bình còn 2 kg/100 kg thể trọng. Sau đó, nhu cầu vật chất khô tăng và đạt mức cao nhất vào tuần thứ 14 – 15 (trung bình 4,5 kg/100 kg thể trọng) rồi giảm dần. Nói chung nhu cầu vật chất khô của dê sữa khoảng 5 – 6% thể trọng là thích hợp.

    Đọc Thêm:  Kỹ thuật nuôi thỏ mùa nắng nóng

    Chăm sóc dê lấy sữa

    Đàn dê sữa cao sản tại Trang trại dê sữa Măng Đen – Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN

    Nguyên tắc kết hợp khẩu phần ăn

    Dựa vào nhu cầu chất dinh dưỡng của dê sữa có thể tính được tiêu chuẩn ăn như sau: Trong thời kỳ cạn sữa, cần đảm bảo tiêu chuẩn ăn cho thai phát triển tốt làm cơ sở để giai đoạn sau đạt năng suất sữa cao. Trong thời kỳ cho sữa tiêu chuẩn ăn thay đổi tùy theo năng suất và phẩm chất sữa. Nếu tỷ lệ mỡ sữa là 4 – 4,5% thì năng suất 1 kg/ngày dê sữa cần thêm 0,4 đơn vị thức ăn và 50 g protein dễ tiêu.

    Đối với dê cái non mới giao phối lần đầu, chưa thành thục tăng thêm 10% đơn vị thức ăn và lượng protein dễ tiêu. Đối với dê cái mới đẻ tăng thêm 15 g protein dễ tiêu. Đối với dê cái sức yếu, mỗi ngày thêm 0,15 kg thức ăn và 20 g protein dễ tiêu.

    Đối với dê đang cho sữa, mỗi ngày thêm 0,2 – 0,3 kg thức ăn và 25 – 30 g protein dễ tiêu.

    Ngoài thức ăn thô xanh phong phú chất lượng tốt cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, muối khoáng, vitamin… vào khẩu phần thức ăn hàng ngày cho dê. Nếu đã cho ăn thêm thức ăn như vậy nhưng trong vòng 2 tuần năng suất sữa không tăng thì không nên cho ăn thêm nữa.

    Căn cứ vào trọng lượng và sản lượng sữa tiết ra hàng ngày của dê mẹ để điều chỉnh khẩu phần ăn. Có thể bổ sung thêm urê vào khẩu phần ăn, nhưng không được vượt quá 1% khẩu phần (khô) và không vượt quá 1/3 lượng đạm cho ăn hàng ngày.

    Đọc Thêm:  Cách nấu miến gà miền Bắc “Cực kỳ” đơn giản mà ngon tuyệt cú mèo

    Nếu địa phương có nguồn phụ phẩm rỉ đường dồi dào, có thể bổ sung thêm mức 5% khẩu phần thức ăn hỗn hợp. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ đậu thì thức ăn hỗn hợp cần đảm bảo chứa 14% protein và phốt pho dạng mononatri phốt phát. Nếu sử dụng cỏ khô họ hòa thảo cho dê ăn cần bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp chứa 16 -18% protein. Bổ sung thêm canxi, phốt pho, muối ăn và iốt trong thức ăn.

    Khai thác sữa dê

    Tiến hành vắt sữa dê 1 – 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Chỉ nên vắt dê mẹ đẻ 1 con và vắt phụ thuộc vào sản lượng sữa mẹ. Trước khi vắt sữa phải vệ sinh sạch sẽ bầu vú, núm vú dê, tay người vắt sữa. Thực hiện vắt sữa đúng kỹ thuật, đúng tư thế theo quy trình sau:

    – Rửa sạch tay trước khi vắt sữa.

    – Vệ sinh vú dê bằng nước ấm hoặc sử dụng nước máy có thuốc sát khuẩn.

    – Dùng khăn sạch lau khô vú và tay người vắt.

    – Siết chặt ngón tay cái và ngón trỏ ở gốc núm vú, đảm bảo sữa không quay ngược trở lại bầu vú.

    – Tiếp tục siết ngón giữa để ép sữa ra ngoài. Loại bỏ tia sữa đầu tiên để đảm bảo chất lượng và tránh nhiễm khuẩn.

    – Siết chặt ngón đeo nhẫn đều đặn rồi siết chặt ngón út để ép toàn bộ sữa ra ngoài.

    Đọc Thêm:  Phương pháp trị bệnh gà ủ rũ kém ăn xệ cánh hiệu quả

    – Thả lỏng bàn tay và lặp lại quá trình trên.

    – Nếu sữa tiết ít, nên xoa hoặc gãi nhẹ vào bầu vú để kích thích tiết sữa.

    – Lặp lại toàn bộ thao tác như trên tới khi sữa kiệt thì vuốt dọc chiều dài núm vú một cách nhẹ nhàng.

    – Vệ sinh và sát trùng vú sau khi vắt sữa.

    Hoàng Yến

    Sản lượng thịt gia súc, gia cầm ở Hải Dương đồng loạt tăng
    Kiểm soát vận chuyển động vật dịp giáp Tết
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    6 nguyên tắc chăn nuôi heo hữu cơ

    Bài Viết Sau

    Các phương pháp lai tạo dòng heo cho heo nạc

    Related Posts

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Categories Blog Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái

    26/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Câu lạc bộ Birmingham City – Hành Trình từ Khởi Nguồn đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ Birmingham City – Hành Trình từ Khởi Nguồn đến Tương Lai Rực Rỡ

    28/04/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Câu lạc bộ Birmingham City – Hành Trình từ Khởi Nguồn đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ Birmingham City – Hành Trình từ Khởi Nguồn đến Tương Lai Rực Rỡ

    28/04/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News