Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái sau sinh

Truy Cập Nhanh
    Kỹ thuật chăn nuôi

    Chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái sau sinh

    23 Tháng Tám, 201921 Tháng Sáu, 2023

    (Người Chăn Nuôi) – Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Thời kỳ này heo nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Trung bình heo nái và đàn heo con cần 35 – 50 lít nước/ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết.

    Chăm sóc

    Chăm sóc heo nái sau khi đẻ cần thực hiện tốt một số công việc sau:

    • Theo dõi số lượng nhau ra bằng cách gom nhau lại bỏ vào xô có nắp đậy, đếm số cuống rốn phải bằng số con đẻ ra.

    • Dùng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 0,1% lau rửa mép âm môn, rửa bầu vú trước khi cho heo con bú.

    • Theo dõi tình trạng sức khỏe heo mẹ sau khi đẻ; màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản; kiểm tra thân nhiệt heo mẹ ngày 2 lần (sáng, chiều) liên tục trong 3 ngày đầu để can thiệp kịp thời, tránh trường hợp heo mẹ bị sốt gây mất sữa, nếu sốt cao phải tiêm hạ sốt và tùy nguyên nhân cụ thể mà can thiệp.

    • Thường xuyên quan sát theo dõi đàn heo, tránh hiện tượng heo mẹ đè chết heo con.

    • Cho heo mẹ uống nước sạch có pha thêm muối, ngày đầu sau sinh thường cho ăn cháo, hoặc thức ăn hỗn hợp với số lượng ít (tránh viêm vú), sau đó cho ăn tự do.

    Theo dõi tình trạng heo mẹ sau khi đẻ – Ảnh: Vũ Mưa

    Chế độ ăn, uống

    Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Thời kỳ này heo nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Trung bình heo nái và đàn heo con cần 35 – 50 lít nước/ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết.

    Nếu có điều kiện nên cho nái uống nước, cháo tinh bột gạo, bắp, hay cám để cung cấp năng lượng (chất bột đường) bù đắp cho cơ thể bị mất sau khi đẻ. Ðịnh lượng thức ăn hàng ngày theo khả năng tiết sữa của nái và sức bú của heo con, nên tăng lượng thức ăn dần dần để tránh tình trạng nái dư sữa. Lượng thức ăn trung bình cho nái trong thời kỳ nuôi con khoảng 4,5 kg/con/ngày.

    Đọc Thêm:  Một số bệnh ở vịt, ngan, ngỗng như ngắn mỏ, còi cọc…

    Cần quan sát kỹ thay đổi thể vóc của nái để tăng giảm định mức ăn. Nái mập nên hạn chế thức ăn nếu nuôi ít con. Nái gầy nuôi nhiều con nên cho ăn tự do theo nhu cầu vì sự cân bằng dưỡng chất trong thức ăn hàng ngày không đủ bù lại với nhu cầu tiết sữa để nuôi con; nếu không nái sẽ bị suy kiệt sau thời gian nuôi con, chậm động dục lại sau khi cai sữa con. Trong thời kỳ nuôi con các nang noãn vẫn phát triển, dinh dưỡng tốt thì nái đẻ lứa sau mới đạt nhiều con.

    Theo dõi sức khỏe

    Sau khi đẻ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể nái, thông thường thân nhiệt nái khoảng 390C. Nếu thân nhiệt trên 400C là tình trạng báo động do nhiễm trùng sau đẻ, phải có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời (hội chứng MMA). Cần phân biệt hội chứng này với sốt sữa để chữa trị đúng cách. Dấu hiệu của sốt sữa trên heo nái là bầu vú căng, có thể gây đau nhưng không viêm đỏ. Có thể chống sốt sữa bằng chích canxi gluconat vào tĩnh mạch, tốt nhất là truyền dịch.

    Biểu hiện của viêm vú sau sinh ở heo nái: Bầu vú sưng đỏ và nóng, heo nái không chịu cho heo con bú, thân nhiệt heo nái lên tới 400C.Dùng vải mềm tẩm nước nóng (600C) xoa bóp bầu vú và nặn bỏ sữa đi để vú bớt căng sữa và điều trị kháng sinh theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Khi heo mẹ bị viêm vú, heo con cần được cho uống dung dịch đường glucose 30% từ 2 – 3 lần/1 ngày, mỗi lần uống 10 ml/1 con.

    Đọc Thêm:  Quy trình kỹ thuật nuôi dê lấy sữa hiệu quả cao

    Phải theo dõi dịch hậu sản bài xuất ở bộ phận sinh dục nái khi đẻ. Nái đẻ bình thường thì dịch hậu sản ít, trong hoặc hơi hồng. Nếu dịch hậu sản quá nhiều, màu trắng đục, hoặc vàng, hoặc xanh nhạt, hoặc đỏ hồng, heo cợn như mủ, hôi thối… là do nhiễm trùng nặng trong bộ phận sinh dục cái, cần có biện pháp can thiệp. Ðiều trị bằng cách tiêm kháng sinh kết hợp với bơm thụt rửa bằng thuốc tím hay chất sát trùng. Các biện pháp này có thể giúp điều trị khỏi sự viêm nhiễm nhưng thường có thể gây tắc vòi trứng, viêm tắc tử cung không thể thụ tinh trong các lần động dục kế tiếp. Biện pháp tốt nhất là tiêm oxytocin, sau đó 1 – 2 giờ lại bơm dung dịch kháng sinh thích hợp vào bộ phận sinh dục nái. Hai biện pháp luân phiên này đem lại hiệu quả hơn chỉ đơn thuần thụt rửa tử cung âm đạo.

    Vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống thường xuyên, giữ chuồng luôn khô ráo sạch sẽ, che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa. Trong 3 tuần đầu sau khi đẻ, không nên tắm cho heo mẹ và heo con.

    Theo dõi lượng sữa

    Phải quan sát sự xuống sữa của nái mỗi khi gọi con cho bú qua tiếng ịt sữa. Thông thường khi nái sắp cho con bú, nái trở mình nằm nghiêng, gọi con bằng tiếng ít ịt rời rạc. Khi tất cả các con đều tập trung cùng động tác ủi gặm vú, tiếng ịt sữa của nái từ rời rạc chuyển thành nhanh hơn, đến khi tiếng ịt sữa nhanh liên tục rồi im là lúc sữa đang xuống, heo con nút vú liên tục, đây là thời điểm để đoán biết nái có nhiều sữa hay không. Nếu thời gian này kéo dài là nái nhiều sữa, nếu diễn ra nhanh hoặc sau khi bú xong heo con còn cố nút vú là sữa ít. Có thể đánh dấu heo con hoặc cân toàn ổ trước và sau khi bú để biết được khả năng tiết sữa của heo nái. Thông thường giai đoạn xuống sữa kéo dài 30 – 60 giây. Trong vòng 2 – 3 ngày sau khi đẻ, mỗi heo con quen bú 1 – 2 vú mà thôi. Nếu sau khi đẻ, các vú đều đồng loạt tiết sữa, thì sau 48 giờ những vú không có heo con bú sẽ tự động ngưng tiết sữa và teo lại. Nếu vú bị viêm gây hư hỏng tuyến sữa, vú đó vĩnh viễn không tiết sữa nữa.

    Đọc Thêm:  Để gà đẻ nhiều trứng…

    Ðể nái tiết sữa tốt, cần tạo bầu tiểu khí hậu tốt cho nái, không quá nóng, quá lạnh, ẩm thấp, không khí quá khô, tránh gió lùa mưa tạt. Thức ăn của nái phải đủ chất, không hư mốc, vón cục, phải đủ lượng xơ cần thiết tránh táo bón. Luôn cung cấp đủ nước. Khả năng tiết sữa của nái thay đổi theo từng cá thể, giống, lứa đẻ, số con nuôi, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu thời tiết, biện pháp chăm sóc.

    Trong thời gian tiết sữa nuôi con, có sự cân bằng giữa lượng canxi, phốt-pho, chất béo giữa khẩu phần ăn với lượng sữa nuôi con. Bổ sung chế phẩm chứa iốt cho nái để tăng hoạt động tuyến giáp cũng giúp cho nái tiết sữa tốt hơn, nhưng phải thận trọng không được dùng quá liều. Các chế phẩm chứa iốt không thể trị chứng viêm vú, sốt sữa, tắc sữa hoặc tuyến sữa bị teo.

    Thông thường nái đẻ tốt, sự tiết sữa tăng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 21 rồi giảm dần. Do đó ở tuần lễ thứ tư có sự khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ khi đàn heo con đang sức tăng trưởng cao. Ðể tránh hiện tượng đàn con tăng trưởng chậm lại, tập heo con ăn sớm là một biện pháp kỹ thuật cần thiết.

    Phương Ðông
    Sản lượng thịt gia súc, gia cầm ở Hải Dương đồng loạt tăng
    Kiểm soát vận chuyển động vật dịp giáp Tết
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu bò (Phần đầu)

    Bài Viết Sau

    Mẹo chẩn đoán bò mang thai

    Related Posts

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Categories Blog Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái

    26/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Câu lạc bộ Birmingham City – Hành Trình từ Khởi Nguồn đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ Birmingham City – Hành Trình từ Khởi Nguồn đến Tương Lai Rực Rỡ

    28/04/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Câu lạc bộ Birmingham City – Hành Trình từ Khởi Nguồn đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ Birmingham City – Hành Trình từ Khởi Nguồn đến Tương Lai Rực Rỡ

    28/04/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News