Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Bệnh đậu ở chim bồ câu

Bệnh đậu ở chim bồ câu
Truy Cập Nhanh
    Khoa học – Kỹ thuật, Kỹ thuật chăn nuôi

    Bệnh đậu ở chim bồ câu

    19 Tháng Năm, 201621 Tháng Sáu, 2023

    (Người Chăn Nuôi) – Hiện nay, phong trào nuôi chim bồ câu đang phát triển. Đã có nhiều gia trại nuôi chim bồ câu với số lượng vài chục đôi đến hàng trăm đôi; khi chăn nuôi với số lượng nhiều, vấn đề phòng chống dịch bệnh càng cần được quan tâm.

    Thời tiết mùa xuân và mùa hạ, nhiệt độ và độ ẩm cao, muỗi phát triển nhiều, đây là nguy cơ lây lan bệnh đậu trênBệnh đậu ở chim bồ câuđàn bồ câu.

    Đặc điểm của bệnh

    • Do virus gây ra.

    • Tạo thành các mụn đậu, thường ở những phần không có lông (mào, tích, quanh mắt, chân).

    • Các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh.

    • Gây tỷ lệ chết cao cho gà con, chim non.

    • Bệnh xảy ra nhiều vào mùa xuân, mùa thu.

    Đường lây lan của bệnh

    • Chủ yếu qua các vết xây xát ở vùng da không có lông.

    • Lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe.

    • Do muỗi đốt và truyền mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.

    Triệu chứng

    • Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông (mào, tích, xung quanh mắt, chân, mặt trong cánh).

    • Mụn có màu sắc khác nhau, từ màu trắng trong, màu hồng thẫm rồi chuyển sang màu xám.

    • Mụn đậu khô dần, đóng vảy, tạo thành nốt sẹo có màu vàng xám.

    Đọc Thêm:  6 nguyên tắc chăn nuôi heo hữu cơ

    • Trường hợp mụn ở mắt làm cho chim bồ câu bị mù.

    • Mụn đậu mọc trong thực quản, chim bồ câu thường không ăn, uống được và chết.

    Bệnh tích

    * Dạng hầu họng

    Bệnh tích: mụn đậu mọc trên niêm mạc miệng,

    thực quản

    • Thường xảy ra ở chim bồ câu non.

    • Gây các vết loét ở miệng, họng.

    • Làm cho chim bồ câu khó ăn, khó thở rồi chết.

    • Trong miệng và họng có lớp màng giả màu vàng xám.

    • Chim bồ câu dễ bị nhiễm vi khuẩn kế phát.

    Phòng bệnh

    • Phòng bệnh bằng chủng vaccine đậu gà.

    • Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, dùng thuốc diệt côn trùng theo định kỳ.

    Chống bệnh

    • Cạy mụn đậu và cạo hết bã đậu sau đó bôi dung dịch Glyxerin i-ốt, 1% Xanh Metylen lên mụn đậu (bôi hàng ngày), ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.

    • Trường hợp chim bồ câu bị đậu ở niêm mạc miệng, có thể dùng thuốc sát trùng nhẹ như a-xít bô-ríc 3%.

    • Bổ sung thêm vitamin, đặc biệt vitamin A. Nếu bệnh nặng cần bổ sung thêm kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.

    • Các chất thải của chim bồ câu, ổ đẻ cần đốt hết.

    • Phun sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian chim bồ câu bị bệnh.

    • Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng (cho ăn, uống tốt, bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực) để tăng sức đề kháng cho chim bồ câu.

    Đọc Thêm:  Quy trình chăm sóc đạt chuẩn cho gà chọi con mới nở phát triển tốt

    TS. Nguyễn Thị Liên Hương – Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

    Sản lượng thịt gia súc, gia cầm ở Hải Dương đồng loạt tăng
    Kiểm soát vận chuyển động vật dịp giáp Tết
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Một số mẹo nuôi heo

    Bài Viết Sau

    Chuồng nuôi dê giải pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường

    Related Posts

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News