Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Chăm sóc cừu sinh sản

Chăm sóc cừu sinh sản
Truy Cập Nhanh
    Kỹ thuật chăn nuôi

    Chăm sóc cừu sinh sản

    25 Tháng Sáu, 2021

    (Người Chăn Nuôi) – Việc cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và nắm vững các kỹ thuật chăm sóc, xử lý khi cừu sinh sản sẽ giúp tạo ra những con giống chất lượng, khỏe mạnh và mang lại năng suất kinh tế cho người nuôi.

    Chuồng trại

    Cần cao ráo, thông thoáng, sáng sủa, không có gió lùa, tránh được mưa, nắng hắt trực tiếp vào, mùa hè mát, mùa đông ấm, có sân chơi bằng phẳng và có máng uống. Diện tích cần bảo đảm cho mỗi đàn cừu là: Đực giống 1,5 – 2 m2, cái sinh sản 1,3 – 1,5 m2, cái tơ 0,6 m2.

    Nên làm chuồng kiểu sàn, mặt sàn cách mặt đất chừng 0,6 – 1 m đủ chiều cao để quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5 cm. Bố trí máng ăn sát mặt ngoài sàn để cừu thò đầu ra ăn (mặt trước chuồng).

    Chọn cừu cái giống

    Chọn con giống từ những bố mẹ có lý lịch rõ ràng. Là con của bố mẹ cho năng suất cao. Ngoại hình có các đặc điểm sau:

    – Đầu rộng hơi dài mình nở rộng, ngực sâu và dài, vẻ linh hoạt.

    – Lưng thẳng bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn.

    – Bộ phận sinh dục nở nang.

    – Chân trước và sau cứng cáp thẳng đứng, các khớp gọn thanh.

    – Bầu vú phát triển, vú thuộc loại vú da (bóp thấy bên trong mềm nhão nhưng khi căng sữa tiết ra nhiều). Gân sữa (tĩnh mạch) nổi rõ càng nhiều càng tốt.

    Chăm sóc cừu sinh sản

    Cần quan tâm việc cho ăn và nuôi dưỡng cừu để nâng cao năng suất – Ảnh: ST

    Dinh dưỡng

    Cho ăn và nuôi dưỡng cừu đúng cách là điều kiện quan trọng nhất cải tiến phẩm chất giống và nâng cao năng suất của đàn cừu. Cừu có thể ăn được nhiều loại thức ăn như: Các loại cỏ tươi và khô, rơm, các loại dưa, bí, cà rốt, củ cải và ngô ủ tươi… Mỗi ngày cừu có thể ăn một lượng thức ăn tinh 0,1 – 0,3 kg/ngày.

    Đọc Thêm:  Sử dụng chế phẩm EMUNIV làm đệm lót sinh học

    Nhu cầu về khoáng và vitamin: Trong các loại thức ăn tốt thường có đủ các chất trên. Tuy nhiên vào mùa khô hàng năm thức ăn bị hiếm làm cho cơ thể cừu thiếu đi một số chất nhất là canxi và một số Vitamin A, D… ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức sống: Đẻ con yếu, sau khi đẻ ít sữa đẻ non, niêm mạc mắt khô, mờ mắt.

    Đối với cừu yêu cầu lượng canxi hàng ngày trung bình 5,5 – 9 g và 2,9 – 5 g phốt pho, khoảng 3.500 – 11.000 UI Vitamin D… Hiện nay có tảng liếm để bổ sung khoáng có bán trên thị trường.

    Cần phải có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không nên cho cừu uống nước tù đọng để tránh cừu bị nhiễm giun sán.

    Chăm sóc cừu mang thai

    Chu kỳ động dục của cừu cái 16 – 17 ngày. Sau khi cho phối giống qua thời gian trên mà không có biểu hiện động dục lại là có triệu chứng có chửa. Một cừu đực có thể phụ trách phối giống cho đàn 25 – 30 cừu cái. Tuyệt đối không cho cừu đực giao phối cùng cừu cái đồng huyết, phải thường xuyên có kế hoạch thay đổi đực giống (1,5 – 2 năm thay một lần). Số con trên lứa đẻ: 1 con (91%), 2 con (7%), 3 con (0,99%).

    Cần chăm sóc đặc biệt ở hai tháng mang thai cuối. Không để cừu mập quá vì cừu quá mập thường sinh sản kém. Khoảng 1 tháng trước khi đẻ nên nhốt cừu chửa ở ô chuồng riêng, có ổ rơm, đi chăn gần và tránh đồi dốc cao, tránh bị xô đẩy dễ gây ra hiện tượng sẩy thai. Bồi dưỡng thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu nhưng tuyệt đối tránh thức ăn hôi, mốc. Tránh để cừu bị lạnh.

    Căn cứ vào ngày phối giống để kịp thời đỡ đẻ cho cừu (cừu mang thai 146 – 150 ngày), tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu sơ sinh. Khi có dấu hiệu sắp đẻ, lót ổ bằng rơm, cỏ khô sạch trong chuồng ép và có kế hoạch trực đẻ. Cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp 0,1 – 0,3 kg, thức ăn củ, quả 0,4 kg, thức ăn thô xanh 3 – 6 kg/con/ngày.

    Đọc Thêm:  Quy trình chăn nuôi vịt theo VietGAHP

    Chăm sóc cừu đẻ

    Khi cừu sắp đẻ bầu sữa trở nên to ra, âm hộ sưng mọng có chất lầy nhầy chảy ra. Cừu hay đi đái, nước đái sẫm và đặc hơn. Khi cừu đẻ, ở âm hộ bọng nước ối lòi ra, khi bọc nước ối vỡ, hai chân trước cừu sơ sinh lòi ra, rồi đến mõm, đầu, sau đến ngực, bụng và chân sau. Có trường hợp chân sau ra trước, chân trước và đầu ra sau. Còn lại những trường hợp khác ta phải can thiệp vì cừu đẻ khó. Thời gian từ khi đau đẻ đến khi đẻ là 2 tiếng. Sau khi đẻ 20 – 30 phút đến 1 – 2 giờ thì nhau ra. Thông thường cừu mẹ nằm đẻ nhưng cũng có một số trường hợp cừu đứng đẻ, khi đó nên đỡ để cừu con sơ sinh khỏi bị rớt mạnh. Những lưu ý khi giải quyết các trường hợp đẻ khó:

    – Phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.

    – Bôi trơn bàn tay để thao tác thuận lợi bằng dầu ăn và vaseline.

    – Phải xác định chính xác vị trí hiện tại của thai để có phương án xử lý đúng đắn khi xoay thai, chỉnh lại vị trí cho thai thuận và kéo ra ngoài nhẹ nhàng theo nhịp rặn của cừu mẹ.

    Chăm sóc cừu sau khi đẻ

    Khi cừu con lọt lòng mẹ, dùng khăn sạch lau nước nhầy ở mũi và miệng cho cừu, lấy dây sạch thắt cách rốn độ 5 – 6 cm, nhớ để lại 3 – 4 cm tính từ điểm thắt, vuốt cho máu từ điểm thắt ra ngoài hết, cắt rốn rồi sát trùng bằng thuốc đỏ hoặc cồn iốt. Bóc lớp màng mỏng ở đế bàn chân cừu sơ sinh. Sau khi cừu mẹ đẻ xong, khát nước dữ dội, cho cừu mẹ uống nước thoải mái (nước có pha đường 1% hoặc muối 0,5%).

    Đọc Thêm:  Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

    Trong 4 – 5 ngày đầu, do cừu mẹ mệt và cả ham con, nên không muốn ăn. Cho cừu mẹ ăn thức ăn dễ tiêu để sức khỏe mau hồi phục. Sau đó cho ăn thức ăn xanh non, hạt ngũ cốc, củ quả. Cần phòng bệnh bại liệt cho cừu mẹ bằng cách tiêm canxi gluconat.

    Cừu sơ sinh

    Cừu con mới đẻ chưa ráo lông đã đứng lên được và bắt đầu bú mẹ. Những trường hợp cừu con quá yếu chưa thể tự bú mẹ thì phải vắt ngay sữa đầu cho chúng uống chậm nhất là nửa giờ sau khi đẻ. Sữa đầu là thức ăn không thể thay thế đối với cừu con mới đẻ, do đó cừu con càng bú được nhiều sữa đầu càng mau lớn, khỏe mạnh và chống được nhiều bệnh tật. Trong 10 ngày đầu cừu con ở chung với cừu mẹ và chúng được bú tự do, tập cho chúng bú đều cả 2 núm vú.

    Từ ngày thứ 11 phải tách đàn con ra khỏi mẹ và nuôi trong ngăn chuồng riêng, hàng ngày đưa con đến bú, tập cho cừu con ăn cỏ, đến 90 – 120 ngày cai sữa cho cừu con.

    Vệ sinh phòng bệnh

    Chuồng nuôi bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hàng ngày. Sát trùng định kỳ 1 lần/tháng bằng vôi hoặc Dipterex. Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn hôi mốc. Định kỳ tắm chải cho cừu sạch sẽ (mùa hè 2 – 3 lần/tháng, mùa đông khi nắng ấm). Máng nước uống phải sạch sẽ và đủ nước sạch. Định kỳ tẩy giun sán 3 lần/năm. Thực hiện đầy đủ chế độ tiêm phòng cho cừu.

    Bích Hòa

    Sản lượng thịt gia súc, gia cầm ở Hải Dương đồng loạt tăng
    Kiểm soát vận chuyển động vật dịp giáp Tết
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Thời điểm sử dụng Vitamin C cho heo

    Bài Viết Sau

    Kỹ thuật ủ chua cỏ voi

    Related Posts

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Tiểu sử cầu thủ Mohamed Salah – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao sân cỏ thế giới

    Tiểu sử cầu thủ Mohamed Salah – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao sân cỏ thế giới

    01/07/2025
    Cầu thủ bóng đá cao nhất – Những Nền Tảng Của Thành Công Trong Thế Giới Bóng Đá

    Cầu thủ bóng đá cao nhất – Những Nền Tảng Của Thành Công Trong Thế Giới Bóng Đá

    04/06/2025
    Diego Maradona Huyền thoại của bóng đá và tầm ảnh hưởng lịch sử

    Diego Maradona Huyền thoại của bóng đá và tầm ảnh hưởng lịch sử

    04/06/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Tiểu sử cầu thủ Mohamed Salah – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao sân cỏ thế giới

    Tiểu sử cầu thủ Mohamed Salah – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao sân cỏ thế giới

    01/07/2025
    Cầu thủ bóng đá cao nhất – Những Nền Tảng Của Thành Công Trong Thế Giới Bóng Đá

    Cầu thủ bóng đá cao nhất – Những Nền Tảng Của Thành Công Trong Thế Giới Bóng Đá

    04/06/2025
    Diego Maradona Huyền thoại của bóng đá và tầm ảnh hưởng lịch sử

    Diego Maradona Huyền thoại của bóng đá và tầm ảnh hưởng lịch sử

    04/06/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News