Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Kinh nghiệm tái đàn vật nuôi hiệu quả

Kinh nghiệm tái đàn vật nuôi hiệu quả
Truy Cập Nhanh
    1-Tin Ảnh chính, 3-Tin tiêu điểm Ảnh, Kỹ thuật chăn nuôi

    Kinh nghiệm tái đàn vật nuôi hiệu quả

    28 Tháng Hai, 2025

    (Người Chăn Nuôi) – Để thực hiện tái đàn an toàn, hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tái phát dịch bệnh, giải pháp quan trọng nhất hiện nay phải đảm bảo các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

    Chuẩn bị chuồng trại

    Sau khi xuất bán sản phẩm chăn nuôi cần có thời gian để trống chuồng từ 15 – 21 ngày. Trong thời gian để trống chuồng cần vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và toàn bộ khu vực chăn nuôi:

    – Dọn sạch các chất thải trong chuồng nuôi, sau đó rửa sạch nền, tường chuồng nuôi, rửa sạch từ trong ra ngoài.

    – Đối với các chất thải rắn như: Các loại chất độn chuồng trấu, rơm rạ, lá cây… có thể thu gom lại và xử lý bằng cách như đốt, ủ nhiệt sinh học để tiêu diệt mầm bệnh.

    – Đối với các chất thải lỏng như phân, nước tiểu của gia súc, gia cầm cần được xử lý qua bể biogas, nếu chưa có bể biogas thì xử lý bằng cách ủ nhiệt sinh học. Cách ủ như sau: Thu gom phân, chất độn chuồng lại thành đống. Cứ 100 kg phân, chất độn chuồng ủ với 2 – 3 kg vôi bột, hoặc lân super. Nếu hỗn hợp khô thì tưới vào một ít nước để cho đủ ẩm. Sau đó cho vào hố ủ hoặc bao nilon buộc chặt hay đậy kín lại. Với thời gian từ 1,5 – 2 tháng có thể mang đi bón cho cây trồng.

    Sau khi đã dọn và rửa sạch các chất thải trong chuồng nuôi, quét nước vôi từ tường xuống dưới nền. Khi nước vôi đã khô phun hóa chất khử trùng bên trong, bên ngoài chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi bằng một trong các lại thuốc khử trùng sau: Benkocid, BKA… Các chất khử trùng này cần được pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Đọc Thêm:  Giống gà kỳ lân tiền triệu vẫn đắt hàng trong những ngày gần Tết

    Kinh nghiệm tái đàn vật nuôi hiệu quả

    Vệ sinh tiêu độc chuồng trại trước khi cho gia cầm vào nuôi. Ảnh: cidlines

    Hiệu quả tiêu độc sẽ được triệt để khi việc tiêu độc được thực hiện lặp lại 3 lần trong thời gian trống chuồng. Sau 72 giờ khử trùng lần cuối, mới tiến hành thả gia súc mới vào trong chuồng nuôi.

    Trường hợp chuồng nuôi có gia súc, gia cầm ốm chết phải tiêu hủy cần làm thật tốt khâu vệ sinh bằng vôi bột, kể cả dùng đèn khò để diệt khuẩn, để trống chuồng thời gian dài hơn, phun thuốc sát trùng, ngâm nước vôi nền chuồng để tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh tái nhiễm xâm nhập.

    Kiểm tra, gia cố lại chuồng nuôi. Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột nát, tường và nền chuồng phải phẳng làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, sát trùng. Cửa sổ, rèm che đảm bảo không bị mưa tạt, gió lùa.

    Kiểm tra lại hệ thống chụp sưởi chuồng nuôi, hệ thống cấp nước, hàng rào, tường bao quanh khu vực chăn nuôi cũng như cổng ra vào, hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi.

    Vệ sinh rửa sạch sẽ toàn bộ các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, quạt, chụp sưởi, phương tiện vận chuyển, xô, chổi, xẻng, rễ sau đó phơi khô khi trời có nắng rồi phun hóa chất khử trùng.

    Tổ chức khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm xung quanh trại, chuồng nuôi để hạn chế ruồi, muỗi và các động vật trung gian truyền bệnh. Vệ sinh bãi chăn thả, đặc biệt những khu vực trũng thấp bị ngập nước do lũ bão, thu dọn phân, rác thải, rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các dãy chuồng.

    Con giống

    Người nuôi cần đảm bảo nhập gia súc, gia cầm từ cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, các cơ sở chăn nuôi uy tín có thương hiệu, đặc biệt các cơ sở đã được công nhận về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để đàn vật nuôi có chất lượng, có bảo hộ về an toàn dịch bệnh, đã được tiêm phòng các loại vaccine đầy đủ, được giám sát dịch bệnh của các cơ quan chuyên môn.

    Đọc Thêm:  Nuôi dưỡng chăm sóc đà điểu con

    Được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trong thời gian nuôi và các biện pháp kỹ thuật liên quan đến giống, thời gian miễn dịch giúp cho khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Được nắm bắt thông tin về diễn biến dịch bệnh trong khu vực cũng như trong cơ sở chăn nuôi, từ đó có kế hoạch cụ thể sau tái đàn, nhập đàn.

    Con giống sau khi nhập về phải được đưa ra khu vực nuôi cách ly để theo dõi sau 21 ngày, nếu không có các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm thì mới cho nhập đàn. Lưu ý, người nuôi không chọn mua những con giống còi cọc lông xù. Đặc biệt, nếu chọn giống gà để nuôi đẻ trứng thương phẩm, nên chọn con có trọng lượng không quá thấp, quá mập, bảo đảm lúc 20 tuần tuổi đạt từ 1,6 – 1,7 kg thì rất tốt.

    Đối với lợn, không nhập những con da sần sùi, lông dày vì nuôi sẽ chậm lớn. Nếu là lợn giống, không chọn những con giống còi cọc có khuyết tật như khèo chân, úng rốn, có tật ở miệng, mũi.

    Cho ăn

    Trong giai đoạn này, việc tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi là rất cần thiết. Vì vậy, cần phải bảo đảm cung cấp đầy đủ thức ăn sạch giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Đối với heo con tập ăn và gà con ở giai đoạn úm, tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để bảo đảm đủ dinh dưỡng.

    Tuyệt đối không dùng thức ăn hôi, mốc, thức ăn còn tồn từ lứa trước, thức ăn dư thừa từ các nhà hàng… Nguồn nước uống phải bảo đảm vệ sinh, không dùng nguồn nước từ các sông ngòi.

    Thức ăn, nước uống chuẩn bị phải đảm bảo đầy đủ, theo đúng chủng loại, đúng giai đoạn và đối tượng của đàn gia súc, gia cầm.

    Đọc Thêm:  Giải pháp phục hồi và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt

    Không được sử dụng thức ăn còn tồn đọng của đàn vật nuôi trước cho đàn vật nuôi sau.

    Cần bổ sung các loại thuốc trợ sức, trợ lực như: B – Complex, điện giải, ADE…, nhằm tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi mới mua về.

    Quản lý

    Áp dụng phương thức quản lý “cùng vào – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: Dãy chuồng, ô chuồng. Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

    Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường phòng, chống dịch.

    Vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ngoài ra, vào chuồng nuôi. Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giày, dép vào hố khử trùng. Chất sát trùng tại các hố sát trùng phải bổ sung hoặc thay hàng ngày, cần thay đổi các loại chất sát trùng để tăng hiệu quả sát trùng.

    Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh và ít nhất 2 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/ tháng. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.

    Nguyễn An

    Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững trong tương lai
    Xuất khẩu thịt bò và thịt cừu của Australia tháng 2/2025 đạt kỷ lục mới
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    5 kỹ thuật nuôi heo thịt mau lớn, lợi nhuận cao

    Bài Viết Sau

    [Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

    Related Posts

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News