Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Kỹ thuật chăn nuôi cừu

Kỹ thuật chăn nuôi cừu
Truy Cập Nhanh
    Kỹ thuật chăn nuôi

    Kỹ thuật chăn nuôi cừu

    3 Tháng Mười Hai, 201821 Tháng Sáu, 2023

    (Người Chăn Nuôi) – Cừu là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế cao cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật nuôi.

    Chuồng trại

    Cần cao ráo, thông thoáng, sáng sủa, không có gió lùa, tránh được mưa, nắng hắt trực tiếp vào, mùa hè mát, mùa đông ấm, có sân chơi bằng phẳng và có máng uống.

    – Mặt sàn cách mặt đất 0,8 – 1 m tạo độ thoáng và đủ độ cao để vệ sinh quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5 cm.

    – Máng ăn bố trí sát mặt ngoài sàn (ở phía trước chuồng) để cừu thò đầu ra ăn. Chuồng nuôi phải bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hằng ngày. Mỗi tháng tẩy uế chuồng 1 lần bằng vôi bột hoặc Dipterex.

    – Diện tích cần bảo đảm cho mỗi đàn cừu là: Đực giống 1,5 – 2 m2, cái sinh sản 1,3 – 1,5 m2, cái tơ 0,6 m2.

    Kỹ thuật chăn nuôi cừu

    Con giống

    Con cái: Không nên chọn những con cừu cái đã già. Một con cừu cái tốt có đặc điểm đầu rộng hơi dài, mình nở, ngực sâu, lưng thẳng, hông rộng, lông mượt, bộ phận sinh dục nở nang, bầu vú phát triển, vú có da mềm nhão nhưng khi bầu vú căng sữa sẽ tiết sữa nhiều, gân sữa nổi rõ trên bầu vú.

    Đọc Thêm:  Thông gió tối thiểu cho trang trại gia cầm

    Con đực: Chọn con khỏe mạnh, đồng đều, không bị dị tật. Riêng cừu đực phải nhốt riêng, 8 – 9 tháng tuổi mới cho chúng phối giống. Nếu phối tự do, một cừu đực có thể đảm nhận cho 20 – 30 cừu cái. Còn nếu phối giống có kiểm soát thì nó còn có thể phụ trách tới 40 – 50 cừu cái. Tỷ lệ đực/cái:1/25, đồng thời thường xuyên (1,5 năm) thì thay đổi đực để tránh đồng huyết.

    Chăm sóc

    Cừu mẹ: Chu kỳ động dục cừu cái là 16 – 17 ngày. Sau khi phối giống, qua 16 – 17 ngày không thấy động dục trở lại là cừu cái có chửa. Cừu cái chửa cho ăn thêm thức ăn tinh, rau cỏ non. Khi có dấu hiệu sắp đẻ như bầu vú căng, xuống sữa, âm hộ sưng to, cào bới sàn… thì nhốt riêng, chuẩn bị ổ cho cừu đẻ. Cừu mang thai 146 – 150 ngày. Căn cứ vào ngày phối giống để chú ý đỡ đẻ cho cừu, tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu con. Sau khi cừu đẻ, dùng khăn mềm, sạch, ẩm để lau nước nhầy ở miệng, mũi cho cừu con, lấy dây chỉ sạch buộc rốn (cách rốn 5 – 6 cm), rồi dùng kéo cắt cách vết buộc 2 cm. Bôi cồn iốt để sát trùng. Đẻ xong, cừu mẹ khát nước nhiều, pha nước đường 1% + muối 0,5% cho cừu mẹ uống thoải mái.

    Cừu con: Sau khi sinh ra, cừu con cần được bú sữa đầu là sữa chứa nhiều dinh dưỡng và giúp cho cừu sau này chống chịu được bệnh tật. Trong 10 ngày đầu sau đẻ cho cừu con bú mẹ tự do; 11 – 20 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, đồng thời tập cho cừu con ăn thức ăn tinh, rau cỏ xanh; 80 – 90 ngày tuổi, cho cừu con cai sữa.

    Đọc Thêm:  Phòng, trị bệnh sổ mũi truyền nhiễm trên gà

    Cừu nuôi thịt: Gồm các cừu đực đã cai sữa và con giống loại thải. Cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá đàn, hư hỏng chuồng trại. Trước khi xuất chuồng 2 tháng cho ăn khẩu phần tăng cường để tăng trọng lượng lúc bán. Thức ăn bổ sung có thể là thức ăn tinh, cỏ, rau xanh, củ quả, phụ phẩm nông nghiệp…

    Dinh dưỡng

    Cừu ăn được nhiều loại thức ăn như cỏ tươi, rơm, các loại dưa, bí, cà rốt, củ cải, ngô ủ chua… Để tăng cường dinh dưỡng cho cừu, ngoài thức ăn thô xanh, hằng ngày cho ăn thêm 0,1 – 0,3 kg thức ăn tinh (bột ngô, khoai, sắn…).

    Vào mùa thức ăn tươi đầy đủ, trong thức ăn thường đầy đủ các yếu tố khoáng và vitamin, song vào mùa đông khô và rét, thức ăn tươi hiếm, khẩu phần ăn cần bổ sung canxi và các Vitamin A, D…, tránh tình trạng dê nuôi bị thiếu dinh dưỡng, đẻ non, đẻ con yếu, ít sữa nuôi con, niêm mạc mắc khô, mắt mờ… Đối với cừu yêu cầu lượng Canxi hàng ngày trung bình 5,5 – 9 g và 2,9 – 5 g phốt pho, khoảng 3.500 – 11.000 UI Vitamin D… Hiện nay có tảng liếm để bổ sung khoáng có bán trên thị trường. Hằng ngày nên bổ sung 6 – 9 g canxi, 3 – 5 g phốt pho, Vitamin D 4.000 – 10.000 đơn vị/ngày.

    Cần phải có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không nên cho cừu uống nước tù đọng để tránh cừu bị nhiễm giun sán.

    Đọc Thêm:  Chăm sóc bê sau cai sữa và bò hậu bị

    Phòng, trị bệnh

    Thực hiện các biện pháp phòng bệnh an toàn sinh học cho cừu:

    – Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho cừu như lở mồm long móng 2 lần/năm; Tụ huyết trùng 2 lần/năm và một số bệnh khác.

    – Chuồng nuôi bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hàng ngày. Sát trùng định kỳ 1 lần/tháng bằng vôi hoặc Dipterex.

    – Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn hôi mốc.

    – Định kỳ tắm chải cho cừu sạch sẽ (mùa hè 2 – 3 lần/tháng, mùa đông khi nắng ấm).

    – Máng nước uống phải sạch sẽ và đủ nước sạch.

    – Định kỳ tẩy giun sán 1 năm 3 lần.

    Hoàng Ngân

    Sản lượng thịt gia súc, gia cầm ở Hải Dương đồng loạt tăng
    Kiểm soát vận chuyển động vật dịp giáp Tết
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Kỹ thuật ấp trứng đà điểu

    Bài Viết Sau

    Điều trị bệnh sốt sữa ở bò

    Related Posts

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News