Thịt vịt luộc – món ăn truyền thống của người Việt Nam

mất:3 phút, 40 giây để đọc.
Vịt luộc là một món ăn quá đỗi quen thuộc của người Việt Nam. Là một món ăn truyền thống, đặc biệt thơm ngon và trông cực kỳ đơn giản. Nhưng các bạn đã chế biến được món này đạt chuẩn chưa nào? Không sao, MGD sẽ chỉ cho bạn ngay thôi.

Nguyên liệu

1 con vịt

2 củ gừng tươi

1 củ hành khô

Giấm gạo, rượu trắng

Sơ chế 

Vịt làm sẵn hoặc chúng ta tự làm sạch tại nhà. Khi làm lông các bạn nhớ nặn (bóp) thật sạch chất dịch màu đen ở dưới da, để sót sẽ gây mùi hôi.

Cắt bỏ phao câu và bóc sạch phần bẩn nơi lưỡi vịt.

 Lòng vịt có thể sơ chế sạch, cho vào luộc chung với vịt hoặc thái nhỏ để làm các món ăn hấp dẫn khác như: lòng vịt xào miến, xào đậu cô ve, xào hoa thiên lý…

Khử mùi hôi rất quan trọng, mặc dù đã làm sạch phần lông, cắt bỏ phao câu nhưng thịt vịt vẫn sẽ có mùi đặc trưng nên cần sơ chế thật kĩ để không gây khó chịu khi ăn.

Chúng ta có thể dùng muối hạt chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt thêm vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, làm như vậy giúp phần vịt thơm hơn khi luộc.

Cẩn thận hơn thì bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước sạch.

Luộc

Luộc

Độ ngon của món vịt luộc phụ thuộc vào nguyên liệu và cách luộc của ban. Đầu tiên, bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi (canh lượng nước vừa đủ ngập hết vịt), thêm vào đó 1 củ gừng đập dập, 1 củ hành khô nướng hay 1 củ gừng nướng đều được. Gừng hay hành nướng sẽ làm cho món thịt vịt luộc có mùi thơm đặc trưng.

Không nên luộc vịt với lửa lớn, nước vừa sôi thì lập tức hạ lửa nhỏ, luộc trong khoảng 20 – 30 phút cho vịt chín từ từ.

Sau khoảng 20 phút, có thể lấy đũa xiên vào đùi vịt, nếu thấy nước chảy ra không có màu đỏ là vịt đã chín bên trong. Vớt ra đĩa rồi chặt miếng vừa ăn.

Một vài lưu ý khi luộc vịt: Khi nước sôi chúng ta mới cho vịt vào luộc. Không nên luộc quá lâu, luộc lâu xẽ làm thịt bị mềm và không còn được ngon ngọt nữa.

Bạn có thể tắt bếp để vịt om trong nồi nếu chưa muốn ăn ngay. Làm như vậy thịt vịt sẽ luôn mềm và nóng, khi ăn thì vớt ra rồi chặt. Nếu bạn mua phải vịt già thì khi nấu xong, tắt bếp, để om trong nồi thịt sẽ mềm hơn. Nếu ăn nguội, khi vịt chín vớt ra rồi cho vào thau nước mát (hoặc nước đá lạnh) để da vịt giòn và ngon hơn.

>>> Xem thêm về ẩm thực tại đây

Trình bày

Trình bày

Với thịt vịt thì đem chặt ngay khi còn nóng thịt sẽ mềm và ăn ngon hơn. Nên chặt vịt thành những miếng dài vừa ăn rồi xếp vào đĩa.Chúng ta có thể ăn kèm với rau ngổ, hành lá, rau thơm và mùi tàu.

Làm nước mắm gừng để chấm kèm với thịt vịt

Nguyên liệu cần có

3 thìa canh nước mắm

1/2 thìa canh đường cát

Lấy 1 nhánh gường tươi, cạo sạch vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.

Bóc thật sạch vỏ 1 củ tỏi, đập dập rồi băm nhỏ.

Thêm 1 trái ớt tươi, rửa sạch rồi thái nhỏ

1 trái chanh tươi vắt lấy nước cốt

Cách làm

nước chấm

Bỏ nước mắm và đường vào chén, khuấy đều tay. Sau đó, cho gừng và tỏi băm, thêm chút nước cốt chanh vào khuấy đều nữa là được. Có thể gia giảm gia vị và độ cay tùy khẩu vị của người ăn.

Những yêu cầu cơ bản đối với thành phẩm

Thịt vịt chín cả trong lẫn ngoài, không quá dai hoặc quá mềm, khi ăn có vị dai ngọt tự nhiên, thơm mùi gừng hấp dẫn.

Da vịt còn nguyên, không bị rách và có độ căng bóng.

Vịt được chặt thành những miếng đều và đẹp.

Nguồn: thucthan.com

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *