Phương pháp trị bệnh gà ủ rũ kém ăn xệ cánh hiệu quả

mất:7 phút, 11 giây để đọc.
Gà ủ rũ kém ăn là nguyên nhân khiến cho gà kém phát triển. Nếu bà con không trị bệnh gà ủ rũ đúng cách và nhanh chóng thì có thể lây lan cho cả đàn. Vì thế tối quan trọng chính là nhanh chóng nhận biết nguyên nhân gây bệnh và tiến hành chữa trị, cách ly cá thể gà đó. Cùng tìm hiểu bài viết sau của MGD để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và phương pháp trị bệnh gà ủ rũ kém ăn xã cánh.

Nguyên nhân nào gây gà bị bệnh ủ rũ kém ăn xệ cánh

  • Gà ủ rũ kém ăn có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên bệnh Newcastle có thể coi là nguyên nhân chính.
  • Ngoài ra có thêt do khuẩn E.Coli
  • Hoặc do nhiều nguyên nhân khác nữa như gà bị ốm, bị rét, tiêu chảy, phân trắng, dính phân ở lông đuôi….

Triệu chứng bệnh gà ủ rũ kém ăn ở gà

Gà ủ rũ xù lông xệ cánh

Gà thường xù lông xệ cánh và đứng yên 1 chỗ với vẻ mặt buồn bã, mệt mỏi. Toàn bộ hệ thống lông của chúng không còn mượt mà nữa mà được xù lên để bảo vệ cơ thể của gà.

Gà kém ăn

Gà ủ rũ kém ăn xệ cánh
Gà ủ rũ kém ăn xệ cánh

Khi gà bị bệnh ủ rũ thì hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Nếu sờ vào diều có cảm giác chúng vẫn đầy đặn, chướng diều và phình to lên.

Gà hoạt động chậm chạp

Giai đoạn đầu khi gà ủ rũ thì hoạt động khá chậm chạp và không còn linh hoạt như lúc đầu nữa.

Đối với gà bị bệnh ủ rũ do bệnh Newcastle có thể khiến gà co giật, đi đứng không vững và mổ trượt thức ăn.

Phân gà loãng màu trắng xanh

Phân gà của cá thể gà ủ rũ có thể thấy đa số là các dịch loãng kèm 2 màu xanh trắng.

Cách trị bệnh gà ủ rũ kém ăn xù lông

Sau khi đã xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh gà ủ rũ thì chúng ta tiến hành tìm cách trị bệnh này. Nên nhớ rằng nếu gà ủ rũ do bệnh Newcaster thì cần xử lý thật nhanh gọn để tránh có thể lây lan ra cả đàn nhé.

Gà ủ rũ khô chân do khuẩn E.Coli

Gà ủ rũ khô chân do khuẩn E.Coli
Gà ủ rũ khô chân do khuẩn E.Coli

Với dạng bệnh này thì không quá nguy hiểm. Chỉ cần kết hợp 1 vài loại thuốc là có thể xử lý dứt điểm được.

Dùng kháng sinh

  • Bà con trộn trực tiếp vào thức ăn và nước uống của gà. Tùy số lượng cá thể gà nhiễm bệnh mà pha với tỉ lệ phù hợp.
  • Nếu gà quá yếu không thể tự uống hoặc ăn được thì chúng ta có thể pha với nước hoặc thức ăn nhét trực tiếp vào miệng gà.

Dùng kháng thể E.Coli

  • Khuẩn E.Coli là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh nên ngoài việc kết hợp kháng sinh thì sử dụng kháng thể E.Coli là hợp lý.
  • Sử dụng kháng thể E.Coli với liều lượng 2 lần/ngày và dùng liên tiếp trong 3 ngày.

Chất điện giải vitamin

  • Bổ xung các loại chất điện giải để tăng sức đề khán cho gà.
  • Sử dụng Gluco-C và các vitamin ADE và sử dụng trong 2 tuần liên tiếp.

Thuốc trị khò khè, khó thở

Nếu gà xuất hiện thêm triệu chứng khô chân kèm khò khè khó thở hoặc ăn không tiêu thì chúng ta sẽ xử lý như sau.

  • Sử dụng thuốc đặc trị hen xuyễn trên gia cầm gà vịt như Bromhexin.
  • Bổ xung thêm men tiêu hóa cho gà để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Tránh tình trạng gà ủ rũ chướng diều, ăn không tiêu.
  • Bổ xung thêm khoáng chất Premix, Vitamin B – Complex vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Gà ủ rũ kém ăn do Newcastle

Nếu xác định được bệnh gà ủ rũ kém ăn do gà rù, gà toi…thì hết sức nguy hiểm. Trước tiên cần nhanh chóng cách ly cá thể gà đó trước khi nghĩ tới việc chữa trị cho chúng. Nếu chậm có thể khiến cả đàn nhiễm bệnh và tử vong nhanh chóng.

Gà ủ rũ kém ăn do Newcaster
Gà ủ rũ kém ăn do Newcastle

Tiêm vắc-xin

Sử dụng vaccine Medivac Clone 45 tiêm dưới da cổ theo liều lượng chỉ định. Nếu không tiêm được thì chúng ta cũng có thể cho gà chưa bị nhiễm bệnh uống với liều lượng gấp 1,5 đến 2 lần so với tiêm.

Điều trị triệu chứng

Tùy theo từng triệu chứng của gà mà chúng ta tiến hành xử lý gà ủ rũ kém ăn do Newcaster.

  • Hạ sốt: khi gà sốt cao thì chúng ta tìm cách giảm sốt, hạ nhiệt độ cơ thể gà tránh hiện tượng co giật. Sử dụng PARADISE liều 1g/1 lít nước cho tới khi hết sốt.
  • Long đờm nếu thấy gà hô hấp khó khăn, khò khè thì sử dụng thuốc long đờm để loại bỏ. Sử dụng BROMECIN liều 1g/2 lít nước cho tới khi đạt hiệu quả.
  • Giải độc sử dụng thuốc Lesthionin – V liều 1ml/1lít nước cho gà uống liên tục.

Kháng sinh

  • Kháng sinh DOXYCLINE 150 với liều 1g/15kg. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.
  • Kháng sinh MOXCOLIS liều 1g/2 lít nước uống/ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.

Cách trị bệnh gà ủ rũ kết hợp với kháng sinh Doxycycline trị nhiễm khuẩn

Tăng sức đề kháng

Sử dụng các loại thuốc tăng cường điện giải pha với nước và thức ăn để gà khỏe mạnh hơn.

Phòng bệnh gà ủ rũ kém ăn chướng diều

Hãy đảm bảo những điều kiện chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng, an toàn cho gà, gia cầm phát triển tốt.

Đảm bảo điều kiện chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng
Đảm bảo điều kiện chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng

Phát hiện bệnh sớm

Triệu chứng gà ủ rũ có khá nhiều nguyên nhân. Có thể do gà tụ huyết trùng, gumboro, khuẩn E.Coli hoặc Newcastle. Vì thế mà luôn theo dõi tình trạng gà và phát hiện ra bệnh một cách nhanh nhất, sớm nhất. Từ đó nhận định được bệnh là do nguyên nhân gì và tìm cách xử lý cụ thể.

Cách ly thật nhanh cá thể nhiễm bệnh

Bà con hãy nhanh chóng cách ly cá thể bị bệnh. Với các bệnh tụ huyết trùng ở gà hoặc Newcaster có tỉ lệ chết khá cao nên càng cách ly sớm càng tốt.

Trước khi tìm cách trị bệnh gà ủ rũ kém ăn thì chúng ta cần cách ly khi nhiễm bệnh. Tiến hành cách ly những cá thể gà nghi bị ủ rũ kém ăn cho dù nguyên nhân là gì đi nữa. Cách ly và tiến hành xử lý tiếp.

Tiêm vaccine cho gà

Vắc xin là cách tốt nhất để phòng cho gà không bị các bệnh thường gặp. Đặc biệt là các bệnh tụ huyết trùng, newcastle hoặc bệnh gà ủ rũ, gà rù.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Loại bỏ những mầm bệnh có thể phát sinh bằng cách loại bỏ các chất thải từ gà. Đặc biệt là phân với lông. Đây là 2 nguồn ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất trên gà, gia cầm.

Chuồng trại thông thoáng

Đảm bảo không khí luôn được luân chuyển một cách hợp lý. Chuồng trại thông thoáng sẽ giúp nhiệt độ ổn định giúp gà sinh trưởng tốt. Xem thêm cách làm chuồng gà để biết thêm chi tiết.

Bổ xung vitamin, chất điện giải, thức ăn phù hợp

Tăng cường sức khỏe cho gà bằng những loại vitamin và chất điện giải hợp lý. Bên cạnh đó là những loại thức ăn thêm bổ xung cho gà từ rau xanh, đậu giá đỗ hoặc chuối tươi.

Với chia sẻ của MGD hi vọng rằng bà con đã biết cách trị bệnh gà ủ rũ rồi. Cảm ơn bà con đã đồng hành cùng chúng tôi. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Nguồn: minhgachoi.com

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *