Cách chăm sóc gà đẻ trứng và cách bảo quản trứng giữ được lâu

mất:4 phút, 4 giây để đọc.

Bạn muốn đàn gà nhà mình có sức khỏe tốt, thì bạn đừng quên khâu chăm sóc  gà mái đẻ trứng và khâu bảo quản trứng chờ ấp. Bài viết sau đây hướng dẫn cách chăm sóc gà sao cho đạt sản lượng tốt nhất.

Cách chăm sóc gà mái trong thời kỳ đẻ trứng

Làm thế nào để chăm sóc gà mái có sức khỏe tốt và hiệu suất đẻ trứng cao thì hãy xem bài viết dưới đây.

Chế độ ăn của gà mái đẻ trứng

Cũng giống như con người, chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thể trạng và sức khỏe của gà đẻ. Gà mái càng khỏe thì chất lượng trứng càng tốt. Do đó, hãy nhớ những điều sau để chăm sóc gà mái:

Cách chăm sóc gà mái

Thức ăn có chứa bột đường; đạm, béo, vitamin, khoáng và nước là những chất dinh dưỡng chủ yếu của gà mái trong giai đoạn đẻ trứng

Thức ăn chủ yếu là lúa, ngô, đôi khi có thêm rau, quả, cá để bổ sung dinh dưỡng

Khi thời tiết nắng nóng, gà giảm ăn nên phải tăng hàm lượng đạm và canxi trong thức ăn để đảm bảo sản lượng trứng.
Chú ý đến vỏ trứng gà, nếu vỏ mỏng thì nên tăng hàm lượng protein và canxi trong trứng để giúp trứng có chứa hàm lượng chất hơn.

Cung cấp nước sạch cho gà. Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với gà đẻ. Nếu thiếu nước vài giờ cũng có thể khiến sản lượng trứng giảm mạnh.

Chuồng gà mái trong thời kỳ để trứng

Nhiệt độ của môi trường cũng ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng của trứng và thời gian đẻ trứng. Nhiệt độ tốt nhất khi gà đẻ trứng đó chính là 21 – 25 độ. Khi nhiệt độ tăng lên 27 độ; năng suất trứng sẽ giảm nhẹ; nếu tiếp tục tăng lên 30 thì năng suất trứng sẽ giảm mạnh dẫn đến trọng lượng trứng cũng sẽ giảm theo.

Chuồng gà

Ánh sáng có tác động tới cơ chế sinh tổng hợp các hoocmon sinh dục cần cho quá trình phát triển trứng và đẻ trứng. Vì vậy nên cho gà phơi nắng thường xuyên sẽ giúp gà sản xuất ra nhiều hocmon

Vào mùa hè, có thể dùng quạt hoặc phun nước trên mái để giảm nhiệt độ chuồng. Vào mùa đông, nếu  nhiệt độ trong chuồng hạ thấp dưới 18 – 20°C thì gà mẹ sẽ bị mất năng lượng, làm giảm tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giống nên cần giữ ấm cho chuồng bằng cách quây bạt kín cho chuồng hoặc thắp đèn sưởi ấm.

Bạn nên thu nhặt trứng thường xuyên,  nên để 1 quả mới đẻ lại làm mồi để lần sau gà lên đẻ tiếp.

Cách phòng bệnh cho gà mái đẻ trứng

Trong quá trình nuôi gà đẻ trứng; bạn phải vạch sẵn quy trình phòng bệnh cho gà bằng các loại thuốc phòng cúm; tiêu chảy… để gà mạnh khỏe.

Cách bảo quản trứng gà mái trong thời gian chờ ấp 

Thu nhặt trứng thường xuyên, bảo quản ở phòng mát 13-18oC, độ ẩm 75-80%. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ 24oC và tỷ lệ nở của trứng ấp bắt đầu giảm sau 5 ngày và giảm nhiều sau 7 ngày bảo quản, do vậy phải bảo quản trứng ở phòng mát và không quá 7 ngày. Nếu trứng đẻ ra mà được ấp ngay thì càng tốt. Nếu nhiệt độ phòng trứng trên 25°C, phôi trứng bắt đầu phát triển và chết sớm (sau 2-3 ngày bảo quản).

Cách bảo quản trứng

Độ ẩm không khí trong phòng bảo quản cũng ảnh huởng lớn đến chất lượng trứng giống. Phòng bảo quản trứng có ẩm độ 70 – 80% là thích hợp nhất. Độ ẩm trên 80% sẽ làm vỏ trứng ẩm ướt; tạo điều kiện cho nấm và vi sinh vật trên vỏ trứng phát triển, xâm nhập vào trong trứng; dẫn đến trứng bị mang mầm bệnh. Nếu độ ẩm quá thấp (dưới 60%); nước trong trứng bị bốc hơi qua các lỗ khí làm trứng giảm khối lượng và thiếu nước cung cấp cho phôi phát triển trong quá trình ấp sau này; gia cầm con nở bị sát vỏ, lông xù. Bạn nên mua một thiết bị chuyên dụng để kiểm soát độ ẩm thường xuyên.

Nắm được các yếu tố trên đây; bạn sẽ chủ động trong việc chăm sóc cho gà mẹ và bảo quản trứng gà chờ ấp; đảm bảo chắc chắn đàn gà con nở ra được khỏe mạnh, đạt hiệu quả như mong muốn.

Hy vọng qua những gì MGD chia sẻ đến các bạn sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ít về cách chăm sóc gà thịt.

Nguồn: mrbittuot.com

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *