Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản năng suất cao

Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản năng suất cao
Truy Cập Nhanh
    1-Tin Ảnh chính, 3-Tin tiêu điểm Ảnh, Kỹ thuật chăn nuôi

    Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản năng suất cao

    26 Tháng Tám, 2024

    (Người Chăn Nuôi) – Nuôi đà điểu sinh sản đòi hỏi khá nhiều công chăm sóc. Do đó, để giảm tỷ lệ hao hụt giai đoạn đầu và mang lại năng suất cao nhất, người nuôi cần nắm chắc kỹ thuật từ khâu chọn giống, làm chuồng trại, thức ăn, phòng bệnh.

    Chuẩn bị môi trường nuôi

    Để nuôi đà điểu đạt hiệu quả cao, cần lưu ý một vài đặc tính của chúng. Cụ thể, đà điểu có hệ thần kinh khá nhạy cảm, dễ kích động khi có tiếng động lớn hoặc người lạ xâm nhập. Khi đó, cả đàn sẽ hoảng loạn và chạy dẫm đạp lên nhau. Chúng sẽ dễ bị đâm vào các chướng ngại vật, gây tổn thương cho da hoặc thậm chí bị gãy cổ và chết. Là loài động vật ăn tạp, đà điểu sẽ ăn hầu hết các thứ chúng nhìn thấy, do vậy, nên dọn dẹp sạch khu vực nuôi nhốt. Các vật dụng như gạch, mảnh thủy tinh, vật sắc nhọn, túi bóng… cần được loại bỏ. Nếu đà điểu ăn phải những thứ này sẽ gây tổn thương lớn đến đường tiêu hóa của chúng.

    Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản năng suất cao

    Nuôi đà điểu sinh sản cần rất nhiều công sức chăm sóc. Ảnh: Khatoco

    Chăm sóc

    Nuôi đà điểu sinh sản, có thể nói giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng là thời điểm cần chăm sóc tốt nhất, vì sẽ tác động rất lớn đến chất lượng con giống sau này. Thời gian đẻ trứng của đà điểu khoảng từ tháng 12 năm trước kéo dài đến tháng 8 năm sau. Bốn tháng còn lại trong năm là khoảng thời gian đà điểu nghỉ ngơi và thay lông.

    Đọc Thêm:  5 kỹ thuật nuôi heo thịt mau lớn, lợi nhuận cao

    Đà điểu thường đẻ trứng trong khoảng thời gian từ 14 giờ đến 19 giờ. Căn cứ vào đó bố trí người nhặt trứng sớm, tránh để đà điểu dẫm vỡ hay nước ngấm vào làm giảm tỷ lệ nở thành công. Đà điểu cái thường đẻ trứng thành từng đợt. Mỗi đợt đẻ liên tiếp khoảng 8 – 10 quả, sau đó nghỉ khoảng 10 ngày rồi đẻ tiếp đợt mới. Một số trường hợp hiếm thấy là đà điểu nghỉ khoảng 1 – 2 tháng mới đẻ tiếp.

    Lưu ý về điều kiện chăm sóc đà điểu sinh sản:

    • Đảm bảo chuồng nuôi có ánh sáng mặt trời chiếu vào, mặt bằng cao tránh ngập lụt hay đọng nước. Khu vực xung quanh chuồng nuôi cần yên tĩnh, tránh những tác động mạnh.
    • Sau 3 tháng nuôi gột, đà điểu được chọn sinh sản cần chuyển sang chuồng mới để làm quen. Sau đó, cần làm cho chúng thích nghi với đường chạy mới.
    • Chuồng nuôi phải bằng phẳng, ít hoặc không có chướng ngại vật, đủ kích thước để đà điểu tự do vận động.

    Thức ăn

    Thức ăn tự nhiên của đà điểu là rau củ, lá cây, các loại cỏ cùng hạt ngũ cốc. Có thể cho chúng ăn thêm cám gà, cám ngỗng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, chế độ ăn của đà điểu cần phải thay đổi. Trung bình, mỗi con đà điểu sinh sản tiêu thụ khoảng 1,6 – 1,8 kg/ngày. Cho ăn vào đầu buổi sáng, đến cuối buổi chiều kiểm tra lượng thức ăn trong máng, hết là vừa đủ.

    Đọc Thêm:  Tập trung tái đàn vật nuôi sau Tết

    Cần theo dõi năng suất đẻ trứng của từng con để điều chỉnh lượng thức ăn. Với những con có năng suất đẻ tốt cần gia tăng lượng thức ăn giúp chúng có sức khỏe và đủ dinh dưỡng để có thể đẻ tiếp.

    Kỹ thuật phối giống

    Để có được đà điểu con khỏe mạnh, nhanh lớn, cần phải chọn đà điểu đực có dáng đứng ngay thẳng, cổ không cong, màu lông đen tuyền, thân hình cân đối, nhanh nhẹn, hiếu động.

    Đà điểu mái thường phát dục khi đạt 20 – 25 tháng tuổi. Nên ghép đực vào đàn khi con mái đạt 18 – 20 tháng tuổi, để chúng làm quen dần. Cần ghép với con đực già hơn ít nhất 6 tháng tuổi. Lý do là con mái thường phát dục sớm hơn con đực nửa năm. Đà điểu thường phối giống vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều, rất hiếm khi xảy ra vào buổi trưa. Một con đực khỏe mạnh có thể thực hiện 11 – 13 lần mỗi ngày.

    Phòng bệnh

    Đà điểu thường mắc các bệnh viêm túi lòng đỏ, lậu, tắc đường tiêu hóa. Mỗi loại bệnh lại có cách điều trị khác nhau, nhưng cần phải chữa trị ngay nếu không sẽ làm cho đà điểu yếu dần.

    Nếu phát hiện đà điểu nhiễm bệnh cần điều trị sớm. Liên hệ với bác sĩ thú y để được hỗ trợ điều trị, hạn chế tự thực hiện nếu không có kiến thức và kinh nghiệm, bởi điều đó có thể gây thiệt hại cho đàn vật nuôi.

    Đọc Thêm:  Kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông

    Phạm Hải

    Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững trong tương lai
    Xuất khẩu thịt bò và thịt cừu của Australia tháng 2/2025 đạt kỷ lục mới
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Kinh nghiệm hạn chế stress nhiệt trên gà

    Bài Viết Sau

    Một số lưu ý khi nuôi dưỡng, chăm sóc vịt con

    Related Posts

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025
    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025
    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    Câu lạc bộ FC Groningen – Hành Trình Từ Lịch Sử Đến Tương Lai Rực Rỡ

    29/04/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News