Skip to content
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Blog
  • Cẩm Nang
  • Giải Ngốc
  • News
FacebookTwitterPinterest
Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y
  • Trang Chủ » 
  • Blog

Kỹ thuật phối giống cho heo nái hiệu quả cao

Kỹ thuật phối giống cho heo nái hiệu quả cao
Truy Cập Nhanh
    Kỹ thuật chăn nuôi

    Kỹ thuật phối giống cho heo nái hiệu quả cao

    23 Tháng Bảy, 2021

    (Người Chăn Nuôi) – Kỹ thuật phối giống ảnh hưởng rất lớn đến số lượng heo con đẻ ra trong một lứa. Người phối giống phải nắm chắc các thao tác kỹ thuật và số lần phối giống, cũng như xác định thời điểm phối thích hợp nhất cho heo nái.

    Thời điểm động dục

    Chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nên chú ý rằng nếu heo nái động dục kéo dài 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 – 12 giờ trước khi kết thúc chịu đực, tức là 37 – 40 giờ sau khi bắt đầu động dục, tổng số trứng rụng trong 1 chu kỳ khoảng trên dưới 20 trứng. Trứng rụng kéo dài 10 – 15 giờ hoặc dài hơn. Trong ống dẫn trứng trứng có khả năng thụ thai chỉ 8 – 10 giờ sau khi rụng. Sau khi phối giống, trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng và thụ tinh ở đó. Tinh trùng sau khi được đưa vào cơ thể gia súc cái phải mất 2 – 3 giờ mới di chuyển được lên 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục cái khoảng 45 – 48 giờ nhưng thời gian tinh trùng có năng thụ thai chỉ 20 – 24 giờ đầu.

    Như vậy cần phối giống cho heo vào thời điểm trước khi trứng rụng 1 – 2 giờ, nghĩa là 34 – 35 giờ sau khi heo nái động dục (giữa giai đoạn chịu đực).

    Thời điểm phối giống

    Phối giống lần đầu (phối giống cho heo cái hậu bị): Điều kiện cần và đủ để phối giống cho heo cái hậu bị là heo phải đạt đủ tháng tuổi và khối lượng cần thiết.

    Đọc Thêm:  Phương pháp điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở gà hiệu quả

    Tuổi phối giống lần đầu đối với heo cái giống nội là 7 – 7,5 tháng tuổi và giống lai (ngoại x nội) và giống ngoại là 7,5 – 8 tháng tuổi. Khối lượng phù hợp khi phối giống: Heo Móng Cái là 50 – 55 kg, heo lai (Yorkshire/Landrace x Móng Cái) là 75 – 85 kg, heo ngoại là 110 – 130 kg. Đối với tất cả các giống heo, không bao giờ cho phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể heo phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng trong lần động dục đầu tiên ít… nếu phối giống thì số con đẻ ra sẽ ít. Nên phối giống khi heo cái hậu bị đã qua 2 hoặc 3 chu kỳ động dục. Cần xác định chính xác thời điểm mê ì ở heo cái hậu bị để cho phối giống ngay. Sau đó cho phối lại lần thứ 2 cách lần phối đầu khoảng 12 giờ. Cần phải ghi lại ngày phối giống để dự đoán được ngày heo đẻ.

    Phối giống cho heo nái rạ (heo đã đẻ từ lứa 2 trở đi): Heo mẹ sau cai sữa khoảng 4 – 6 ngày sẽ có hiện tượng động dục trở lại. Cần theo dõi, quan sát kỹ và xác định chính xác thời điểm mê ì ở heo để chuẩn bị phối giống. Khi phát hiện trạng thái mê ì ở heo nái, chưa phối giống ngay như ở heo cái hậu bị, mà phối giống lần 1 trong vòng 10 – 12 giờ kể từ khi phát hiện heo mê ì. Để heo nái đẻ sai con nên phối lặp lại lần 2 khoảng 10 – 12 giờ sau lần phối thứ nhất. Cần phải ghi chép ngày phối giống để dự đoán được ngày heo đẻ.

    Kỹ thuật phối giống cho heo nái hiệu quả cao

    Chọn thời điểm phối giống thích hợp làm tăng tỷ lệ thụ thai cho heo – Ảnh: Xuân Trường

    Phối giống trực tiếp

    Ưu điểm: Dễ thực hiện, không cần đầu tư kỹ thuật, dụng cụ và trang thiết bị phối giống mà tỷ lệ thụ thai vẫn cao. Nếu chất lượng đực giống tốt và khai thác với cường độ phù hợp sẽ sinh được nhiều heo con.

    Đọc Thêm:  Công thức làm chim bồ câu rôti thơm lừng cả căn bếp

    Nhược điểm: Tốn công để vận chuyển heo đực, khả năng lây bệnh trực tiếp từ heo đực sang heo nái cao, không phối được cho nhiều heo nái cùng một lúc, không dùng được đực giống tốt vì chênh lệch quá lớn về khối lượng giữa heo đực và heo cái.

    Thụ tinh nhân tạo

    Ưu điểm: Heo nái sẽ nhận được tinh dịch của các con đực giống tốt đã qua chọn lọc, không phải vận chuyển heo đực, không bị hạn chế về chênh lệch tầm vóc heo, một lần khai thác tinh có thể dùng để phối cho nhiều heo nái.

    Nhược điểm: Cần có người đã qua đào tạo kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ việc phối giống. Heo đực lấy tinh nhân tạo cần phải khỏe mạnh và đã qua kiểm tra chất lượng tinh.Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo: Tinh dịch cần phải được bảo quản tốt ở nơi mát (khoảng 200C), tránh tác động của ánh sáng, tránh xóc hoặc lắc mạnh lọ tinh. Lọ tinh không dập nứt, không sủi bọt.

    Các bước thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo như sau:

    – Chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh, bao gồm: Dụng cụ (lọ, túi) đựng tinh dịch, dẫn tinh quản và bộ phận tạo áp lực đẩy tinh dịch (quả cầu bơm hoặc xi-lanh).

    – Luộc sạch các dụng cụ dẫn tinh trong nước sôi 15 phút, vẩy ráo nước, để nguội.

    – Vệ sinh vùng âm hộ heo, vuốt nhẹ vào lưng cho heo nái đứng yên. Bôi vaseline vào dẫn tinh quản và cửa âm hộ heo nái.

    – Làm ấm tinh dịch lên 35 – 370C bằng cách nắm lọ tinh trong lòng bàn tay một lúc.

    Đọc Thêm:  Gan ngỗng kiểu pháp là món ngon đặc biệt dành cho giới nhà giàu

    – Massage nhẹ nhàng vào vùng mông hoặc âm đạo heo nái để chúng đứng yên. Mở rộng âm đạo heo nái, đưa đầu dẫn tinh quản vào âm hộ heo nái, chú ý đưa chếch lên phía trên, đồng thời lắc nhẹ và ngồi ngược lên lưng heo hoặc đè bàn chân lên lưng heo.

    – Tiếp theo đưa dần tinh quản vào sâu trong âm đạo hết cỡ đến cổ tử cung (25 – 30 cm) thì kéo lùi lại, đưa và xoay nhẹ dẫn tinh quản, lắp ống bơm hay lọ tinh bằng nhựa và bơm tinh dịch vào trong.

    – Trường hợp dùng lọ đựng tinh bằng nhựa nên bóp nhẹ lọ tinh để heo nái tự hút tinh dịch.

    – Trường hợp dùng dẫn tinh quản đầu xoắn cần xoay dần theo chiều ngược kim đồng hồ, xoay chiều ngược lại để rút ra.

    Để thụ tinh cho heo thành công, người nuôi cần chú ý đến một số lưu ý sau:

    – Thời gian thụ tinh cho heo khoảng 5 – 10 phút.

    – Sau khi dẫn tinh xong cần ngồi trên lưng heo nái thêm 3 – 5 phút để tinh dịch chảy hết vào trong rồi mới rút dẫn tinh quản ra.

    – Vệ sinh dụng cụ thụ tinh cho heo bằng xà phòng thật kỹ sau khi thụ tinh.

    – Không làm tổn thương thành tử cung của heo nái trong quá trình thụ tinh.

    – Tinh dịch phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 200C trong tủ chuyên dụng, có nhiệt kế để đo nhiệt độ, kiểm tra hoạt lực của tinh dịch trước khi phối.

    – Ghi chép chính xác ngày phối giống để xác định ngày heo đẻ.

    Phương Đông

    Sản lượng thịt gia súc, gia cầm ở Hải Dương đồng loạt tăng
    Kiểm soát vận chuyển động vật dịp giáp Tết
    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Kỹ thuật chống nóng cho thỏ

    Bài Viết Sau

    Sử dụng chế phẩm EMUNIV làm đệm lót sinh học

    Related Posts

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Categories Blog Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    Categories Blog Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    Bài Viết Mới Nhất

    Categories Blog Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    Phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

    13/05/2025

    Kỹ thuật chống nóng hiệu quả cho vật nuôi

    05/05/2025

    Kinh nghiệm sử dụng chất độn chuồng

    24/04/2025

    Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    11/04/2025

    Cách phối hợp khẩu phần thức ăn hiệu quả cho heo

    27/03/2025

    Quảng Cáo

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y

    Thông Tin Nông Nghiệp 360 – Cập nhật tin tức mới nhất trong 24h hàng ngày. Đọc báo tin tức online cập nhật tin nóng thời sự, mô hình chăn nuôi, kĩ thuật chăn nuôi, thị trường tiêu thị rộng lớn trong nước và quốc tế.

    Bài Viết Mới Nhất

    Tiểu sử cầu thủ Mohamed Salah – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao sân cỏ thế giới

    Tiểu sử cầu thủ Mohamed Salah – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao sân cỏ thế giới

    01/07/2025
    Cầu thủ bóng đá cao nhất – Những Nền Tảng Của Thành Công Trong Thế Giới Bóng Đá

    Cầu thủ bóng đá cao nhất – Những Nền Tảng Của Thành Công Trong Thế Giới Bóng Đá

    04/06/2025
    Diego Maradona Huyền thoại của bóng đá và tầm ảnh hưởng lịch sử

    Diego Maradona Huyền thoại của bóng đá và tầm ảnh hưởng lịch sử

    04/06/2025

    Bài Viết Nổi Bật

    Tiểu sử cầu thủ Mohamed Salah – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao sân cỏ thế giới

    Tiểu sử cầu thủ Mohamed Salah – Hành trình từ một cậu bé đến ngôi sao sân cỏ thế giới

    01/07/2025
    Cầu thủ bóng đá cao nhất – Những Nền Tảng Của Thành Công Trong Thế Giới Bóng Đá

    Cầu thủ bóng đá cao nhất – Những Nền Tảng Của Thành Công Trong Thế Giới Bóng Đá

    04/06/2025
    Diego Maradona Huyền thoại của bóng đá và tầm ảnh hưởng lịch sử

    Diego Maradona Huyền thoại của bóng đá và tầm ảnh hưởng lịch sử

    04/06/2025
    Copyright © 2025 Thông Tin Nông Nghiệp 360 - Kinh nghiệm Chăn Nuôi | Mô Hình | Thú Y - Liên Hệ Mua GP 0869377629 - @congnongdan
    Truy Cập Nhanh
    • Blog
    • Cẩm Nang
    • Giải Ngốc
    • News