Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh thương hàn ở chim bồ câu

mất:3 phút, 13 giây để đọc.

Thương hàn, một loại bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự sống sót của loài bồ câu. Người nuôi cần chú ý các dấu hiệu của bệnh; và có biện pháp phòng trừ kịp thời để giảm thiệt hại về kinh tế.

Nguyên nhân của bệnh thương hàn

Nguyên nhân của bệnh thương hàn

Theo các nghiên cứu, bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S.enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae gây nên. Vi khuẩn rất nhỏ, vi khuẩn ngắn, kích thước: 1-2 x 1,5 micromet; thường là hai loại vi khuẩn tập hợp lại với nhau không sinh nha bào và nang trứng.

Một số đặc điểm chi tiết về dịch tể

Những mục tiêu hay bị lây nhiễm

Trong tự nhiên, có một số chủng vi khuẩn Salmonella độc lực cao; có thể gây bệnh cho một số loại chim bồ câu. Bao gồm: chim bồ câu nhà, chim bồ câu rừng, gà, vịt và nhiều loài chim hoang dã khác. Bệnh thương hàn có thể xảy ra cho chim bồ câu ở mọi lứa tuổi. Nhưng đặc biệt; với một số loài chim non, tỷ lệ nhiễm và phát bệnh rất cao; gây chết với tỷ lệ khoảng hơn 50%.

Những đường lây nhiễm

Tiêu hóa là đường lây bệnh chủ yếu. Có mầm bệnh trong thức ăn hoặc nước uống; và chim bồ câu có thể bị nhiễm bệnh khi chúng ăn hoặc uống. Khi chim bồ câu cái bị nhiễm bệnh, nó cũng có thể lây qua trứng; hoặc từ chim khác sang chim bồ câu.

Điều kiện tác động

Cơ chế hoạt động: Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc ruột và các hạch bạch huyết ở ruột; tại đây chúng phát triển và thải ra chất độc. Chất độc này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương; và gây ra những thay đổi bệnh lý như nhiệt độ cao và run rẩy xuất hiện. Vi khuẩn cũng có thể làm hỏng niêm mạc ruột và cơ ruột; gây viêm và chảy máu. Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu ở chim bồ câu.

Cách phòng tránh bệnh thương hàn

Cách phòng tránh bệnh thương hàn

Khử trùng: Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y. Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng chuồng nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới. Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y.

Mỗi khu chuồng nên có dụng cụ chăn nuôi riêng. Nếu cần luân chuyển trong trại thì phải rửa sạch và khử trùng khi đưa từ khu chuồng này sang khu chuồng khác.

Dụng cụ chăn nuôi mang vào hoặc mang ra khỏi trại cần được rửa sạch và khử trùng bên trong, bên ngoài và sau thời gian khử trùng cần thiết mới được sử dụng lại.

Kiểm soát thức ăn: Nuôi dưỡng chim với khẩu phần thích hợp và đảm bảo thức ăn chất lượng, không ôi thiu, nấm mốc. Cho bồ câu uống nước sạch, đã được khử trùng và luôn làm sạch hệ thống cấp nước.

Quản lý: Khi có bệnh xảy ra cần cách ly chim ốm để điều trị; Chim ốm chết phải chôn có đổ vôi bột hoặc sát trùng. Toàn bộ số chim cùng chuồng với chim ốm phải cho uống Sulfamethazone 5/1.000 trong 3 – 5 ngày liền. Cùng đó, cần thường xuyên bổ sung các vitamin để nâng cao đề kháng cho chim.

Cùng mdg.vn để xem nhiều hơn về bệnh ở gia cầm nhé.

Nguồn: tapchigiacam.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *