Trứng cút và thịt chim cút là những thực phẩm bổ dưỡng và rất phổ biến ở Việt Nam. Trước nhu cầu cao của người tiêu dùng, mô hình chăn nuôi chim cút được đẩy mạnh trên toàn quốc; qua đó đã giúp nhiều gia đình cải thiện chất lượng đời sống kinh tế và xã hội. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi chim cút đẻ trứng, chim cút con và chim cút thịt; đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Đối với chim cút đẻ trứng
Cách chọn giống
Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp chim cút giống nên bạn rất dễ tìm mua. Vấn đề là chọn giống nào mới tốt. Điều đầu tiên cần nhớ khi cố gắng nuôi chim; là tránh vấn đề cùng huyết thống. Sau khi tách chim trống và chim mái cùng dòng; chúng được đưa vào đàn để đẻ trứng. Hiện nay, giá trung bình của các trại cung cấp các loài chim cút giống khoảng: 13 – 15 nghìn đồng/ con.
Khi chọn chim cút giống; chỉ nhận những cá thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật, lanh lợi; và chọn nuôi ở độ tuổi khoảng 25 – 30 ngày tuổi. Phương pháp chọn chim cút đực và chim cút cái là khác nhau:
Chọn chim trống: Đối với chim cút, chim trống nhỏ hơn chim mái, phải chọn con có lông mịn, da mịn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, tuổi của chim từ 70 – 90 gam đạt đủ tuổi sinh sản.
Còn chim mái: Chọn chim mái có cổ nhỏ, lông mịn, xương chậu rộng, hậu môn màu hồng, mới nở, trọng lượng> 100 g.
Phương pháp chăm nuôi chim cút đẻ trứng
Chim cút mái bắt đầu đẻ vào khoảng 60 ngày tuổi và đẻ liên tục cả năm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các hộ nuôi lâu năm thì chỉ nên cho chim phối giống và đẻ trứng khi chim mái được ít nhất 3 tháng tuổi, phối sớm hơn có thể làm suy giảm nhanh chóng chất lượng đàn.
Chim khi bắt đầu đẻ có thể cho ra số lượng trứng khoảng 270 – 300 trứng/năm. Mỗi ngày chim mái sẽ đẻ 1 quả trứng nên cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng để chim duy trì tần suất sinh sản. Thức ăn có thể trộn theo công thức 2,5 bắp – 1 lúa – 1 cám – 1 bột cá. Mỗi ngày cút trưởng thành ăn khoảng 25 g thức ăn và uống khoảng 60 ml nước.
Sau khi chọn những cá thể ưu tú để làm giống cho thế hệ tiếp theo; thì bà con phải tách những chim cùng dòng ra riêng để tránh bị đồng huyết làm giảm chất lượng thế hệ sau. Đàn cút giống sẽ được nuôi đến 3 tháng tuổi; rồi mới bắt đầu ghép cặp phối giống cho chim đẻ trứng.
Đối với chim cút con và chim cút thịt
Phương pháp nuôi chim mới nở (1 – 25 ngày tuổi)
Cút non sau khi nở sẽ được thả ngay vào lồng úm và sưởi để duy trì thân nhiệt. Tuần đầu tiên giữ cho lồng úm ở 34oC và cứ mỗi tuần giảm 3oC cho đến tuần thứ 4. Mật độ úm cũng giảm dần theo thời gian, tuần đầu là 200 con/m2 và mỗi tuần giảm 50 con cho đến tuần thứ 4.
Trong giai đoạn này, chim chưa chủ động tìm nguồn thức ăn và kích thước chim còn nhỏ; nên phải đặt máng thức ăn và nước uống phía bên trong chuồng. Bà con có thể trộn hỗn hợp bắp – lúa – cám viên theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 để làm thức ăn chính. Ngoài ra, chim non rất cần bổ sung các vitamin để tăng cường sức đề kháng; bà con có thể trộn khoáng Premix vào thức ăn hoặc pha vào nước uống.
Máng thức ăn và nước uống được đặt quanh lồng để đảm bảo tất cả cá thể đều có thức ăn. Máng được làm bằng vật liệu dẻo mềm, kích thước 50 x 5 x 5 cm hoặc ngắn hơn. Mỗi chim non ăn hết khoảng 10 – 15 g thức ăn/ngày và uống khoảng 30 ml nước.
Phương pháp nuôi chim cút thịt
Từ ngày thứ 25 sau khi nở, những cá thể được dự đoán không có khả năng sinh sản tốt; sẽ được tách sang chế độ nuôi thịt. Lúc này chim cút được cho ăn tự do cả ngày đêm để vỗ béo và xuất chuồng khi được 45 ngày tuổi. Mật độ nuôi cút thịt khoảng 60 con/m2.
Chế độ dinh dưỡng của cút thịt cần bổ sung tinh bột để tăng trọng nhanh; công thức trộn thức ăn là 4 bắp – 1 lúa – 1 cám. Ngoài ra vẫn phải bổ sung vitamin và khoáng chất cho đàn.
Để cập nhật thêm nhiều kiến thức về chăm sóc gia cầm. Mời bà con tham khảo các bài viết khác của MGD.
Nguồn: Chephamsinhhoc.net