Đối với chúng ta chắc hẳn thịt vịt không phải là một loại thực phẩm quá xa lạ. Có hàm lượng dinh dưỡng cao mà lại lành tính nên thịt vịt rất được lòng người sử dụng. Vậy các bạn đã biết được hết tác dụng của thịt vịt chưa? Hãy cùng MGD tìm hiểu nhé!
Thịt vịt mang lại rất nhiều lợi ích và tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Theo đông y thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn. Sử dụng thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Ví dụ như lợi thủy tiêu thũng, dưỡng vị, tư âm và giải độc. Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư, tim mạch hoặc những bệnh lao phổi rất hiệu nghiệm.
Rất tốt đối với những người có thể chất suy nhược, mắc chứng chán ăn, cơ thể phù nề, sốt, lòng bàn tay bàn chân thường có cảm giác nóng rát, ra mồ hôi trộm,…
Không những thế, thịt vịt rất tốt cho phụ nữ. Đặc biệt với phụ nữ có kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, thể chất yếu sau khi bị bệnh, phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa.Một số người bị chứng ù tai, tăng huyết áp, chóng mặt, váng đầu,… cũng sẽ được cải thiện.
Những ai không nên ăn thịt vịt?
Người bị bệnh gout
Bệnh gout có nên ăn thịt vịt không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Câu trả lời là những người bị bệnh gout tuyệt đối không nên ăn thịt vịt. Bởi chúng có chứa hàm lượng lớn purin cao nên khi sử dụng sẽ làm tăng cao acid uric trong cơ thể.
Trong đông y thịt vịt có tính hàn không tốt cho sức khỏe người bị bênh gout. Nếu những người bị bệnh gout vẫn cố tình ăn sẽ khiến các cơ quan như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Người bị ho
Những người bị ho thường phải kiêng chất tanh bởi mùi tanh sẽ sinh ra những kích ứng, từ đó dẫn đến ho.
Vì vậy nếu đang thắc mắc bị ho có nên ăn thịt vịt không thì câu trả lời sẽ là không. Nên kiêng sử dụng nếu muốn bệnh ho nhanh khỏi.
Những người có thể chất yếu, lạnh
Vì thịt vịt có tính hàn nên những người có thân thể yếu, lạnh không nên sử dụng. Nếu cố tình sử dụng sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy,…Vì vậy nên hạn chế đến mức tối đa.
Người nâng mũi
Sau khi nâng mũi bạn tuyệt đối không nên ăn. Mặc dù thịt vịt là món ăn bổ dưỡng chứa nhiều chất đạm và protein. Nhưng những người nâng mũi ăn vào sẽ khiến vết thương bị mưng mủ, ngứa ngáy, kích ứng,… Như vậy quá trình hồi phục sẽ lâu hơn và nguy cơ để lại sẹo là rất cao.
Ngoài ra, nếu vết thương chưa được lành hẳn mà người bệnh ăn thịt vịt khi đang lên da non sẽ gây ngứa ngáy muốn gãi. Từ đó sẽ khiến trầy xước trên bề mặt da dễ gây viêm nhiễm, lâu lành hẳn. Nếu muốn ăn thì hãy đợi cho tới khi mũi đã vào form. Thời gian kiêng thịt vịt đối với những người phẫu thuật mũi là từ 3 đến 4 tuần, tùy vào cơ địa của mỗi người.
>>Xem thêm bài viết về ẩm thực
Xăm môi
Đối với những người xăm môi thì vẫn có thể sử dụng bình thường. Bởi chúng có chứa các chất hỗ trợ tạo máu rất tốt. Đặc biệt là đào thải chất độc ra bên ngoài hiệu quả.Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên bổ sung cho cơ thể một lượng vừa phải.
Bà bầu có nên ăn hay không?
Thịt vịt rất tốt cho những chị em phụ nữ mang thai. Bởi nó chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của mẹ bầu và bé.
Quan trọng là thịt vịt dễ ăn và có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nhờ đó mà bà bầu có thể thay đổi món theo khẩu vị của mình, không gây cảm giác ngán ăn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, khi mang bầu mà muốn sử dụng thì cần phải lưu ý để đảm bảo an toàn. Bạn không nên ăn cùng với quả óc chó, mộc nhĩ, thịt ba ba, cháo đậu.
Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không?
Phụ nữ sau sinh ăn thịt vịt rất tốt cho cơ thể, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sức khỏe phục hồi nhanh chóng và cực kỳ nhiều sữa cho bé.
Thịt vịt kiêng ăn với gì?
Kỵ với ba ba
Để giữ nguyên được các chất dinh dưỡng thì tuyệt đối không nên ăn chung với thịt ba ba. Bởi cả hai loại thịt này đều có chứa nhiều hoạt chất sinh học, nên khi ăn chung với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, không độc, còn thịt vịt có tính mát, ngọt. Nếu kết hợp và ăn chung 2 thực phẩm này với nhau sẽ gây nên tình trạng bị phù thũng, tiêu chảy, các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa khác.
Kỵ với mận bắc
Trái mận bắc tốt cho đường tiết niệu, lợi tiểu, lợi gan, giảm táo bón, chống ung thư, thanh lọc máu,… Nhưng mận bắc có tính nóng nên khi ăn chung với nhau chúng sẽ xung khắc, gây khó tiêu. Ăn nhiều sẽ gây viêm ruột.
Nguồn: riviu.vn