Nguyên nhân gây bệnh Marek ở gà và thuốc điều trị

mất:4 phút, 37 giây để đọc.

Bệnh Marek ở gà là bệnh phát hiện lần đầu năm 1907. Là loại bệnh do virus gây ra và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho bà con chăn nuôi. Cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh Marek ở gà và thuốc điều trị.

Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh marek

Bệnh Marek ở gà do một loại RNA virus có vỏ bọc thuộc nhóm Herpes virus gây ra, có 3 serotype:

  • Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao.
  • Serotype 2: Những chủng không gây khối u.
  • Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu nhiễm trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.

Bệnh lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100%. Tất cả các loài gà đều mẫn cảm với bệnh. Gà có thể mắc bệnh ngay từ khi mới nở ra nhưng phải đến 45 ngày tuổi trở lên gà mới bắt đầu chết. Gà chết nhiều nhất vào giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi (giai đoạn chuẩn bị thu hoạch) nên thiệt hại vô cùng lớn.

bệnh Marek ở gà
Bệnh Marek ở gà

Đặc điểm dịch tễ học

  •  Bệnh Marek ở gà lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khỏe qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.
  •  Bệnh không lây truyền ngang qua trứng. Tuy nhiên có thể lây lan trong không khí với khoảng cách hàng kilomet giữa gà mắc bệnh và gà khỏe.
  • Thời gian ủ bệnh có thể rất dài từ 28 đến 60 ngày tuổi.

Triệu chứng

Trong thời gian ủ bệnh, gà đa phần không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, triệu chứng thường rất nặng khi phát bệnh và tỷ lệ chết rất cao.

Bệnh Marek ở gà có biểu hiện khó thở, mù mắt, gục đầu xã cánh, gà bị cúm chân, chân đi tập tễnh, 3 ngón chân chụm lại với nhau. Sau nặng dẫn tới gà bị liệt chân và cánh. Gà nằm ở tư thế duỗi một chân trước một chân sau, đôi khi gà chết trong tư thế “vũ công ba-lê”.

Xác chết của gà gầy, khô

Bệnh tích

Khi mổ khám gà bị Marek có nhiều khối u ở da, cơ; các cơ quan nội tạng và tổ chức thần kinh ngoại biên.

Xuất hiện khối u nhỏ ở da
Xuất hiện khối u nhỏ ở da

Chẩn đoán gà mắc bệnh Marek

Bệnh tích đặc trưng của bệnh Marek ở gà khiến cho mọi người thường chủ quan chẩn đoán chỉ dựa vào triệu chứng, bệnh tích. Tuy nhiên, bệnh rất dễ nhầm lẫn về mặt lâm sàng với bệnh Leukosis. Trong thực tế rất hiếm trường hợp có thể dựa vào hình dạng khối u của bệnh để chẩn đoán phân biệt hai bệnh này. Việc chẩn đoán lâm sàng cũng không có giá trị pháp lý trong trường hợp cần khiếu nại.

Hiện nay, chẩn đoán phi lâm sàng chỉ cần 3 đến 5 tiếng đã có kết quả chính xác với phương pháp chẩn đoán POCKIT iiPCR (1 kỹ thuật PCR cải tiến mới rút ngắn thời gian hơn trước).

Kỹ thuật POCKIT iiPCR cho phép mang trang thiết bị đến tận trang trại để xét nghiệm, chỉ cần sử dụng nguồn điện 220v hoặc sử dụng pin để có thể xét nghiệm bệnh. Người sử dụng máy không cần chuyên môn sâu để thực hiện thao tác, đọc kết quả của máy. Tất cả các thao tác đã được tối giản hóa và chuyển sang bán tự động, kết quả cuối cùng của máy sẽ cho biết con vật dương tính hay âm tính với bệnh. Trong khi phương pháp PCR thông thường cần có chuyên môn để hiểu được kết quả cuối cùng thu được từ máy.

Phòng và điều trị bệnh Marek

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh Marek
Chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh Marek

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh Marek, khi gà mắc bệnh không thể can thiệp điều trị. Để hạn chế thiệt hại gây ra việc phòng bệnh được đặt lên hàng đầu với nhiều phương pháp:

  • Phải chọn nuôi các giống gà thịt đạt yêu cầu giết mổ trước khi bệnh nổ ra.
  • Nuôi gà trong điều kiện cách ly hoàn toàn với các nguy cơ mầm bệnh từ bên ngoài; phương pháp này rất tốn kém chưa thể áp dụng tại Việt Nam.
  • Tiêm phòng vacxin Marek từ giai đoạn mới nở 1 ngày tuổi (nhiều nơi trên thế giới có thể tiêm vaccine cho gà từ khi còn trong trứng). Phương pháp tiêm vaccine cho gà con đang áp dụng phổ biến tại Việt Nam, đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt cho những đàn gà được làm vaccine đúng kỹ thuật.

Bệnh Marek hay còn được biết đến với tên gọi bệnh bại liệt ở gà. Bệnh đem đến những hậu quả rất nặng nề với đàn gà. Chúng thường bị liệt chân, xã cánh, tiêu chảy, dần dần gây ốm và tỷ lệ chết 100%. Bà con cần lưu ý để phòng bệnh cho gà hiệu quả nhất. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Truy cập vào https://mgd.vn để biết thêm nhiều tin tức hay về chăn nuôi.

Nguồn: happyvet.vn

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *