Vào đến Thanh Hóa, hỏi thăm những người nuôi chim bồ câu Pháp; chúng tôi ghé nhà thanh niên Vũ Thanh Thủy (SN 1986), làng Vũ Kỳ, xã Vĩnh Hòa.
Câu chuyện làm giàu từ việc nuôi chim bồ câu Pháp của Thủy
Những khó khăn và ý chí vươn lên
Từ số tiền tích cóp được,Thủy đi làm thuê mấy năm rồi vay mượn. Năm 2009, Thủy đầu tư làm chuồng chim và mua 200 cặp bồ câu giống Pháp về nuôi thử. Một nửa nuôi ở trong lồng và nửa còn lại thả rông nhà lưới. Tuy nhiên, một phần do chưa có kinh nghiệm; một phần mua phải nguồn giống trôi nổi, Thủy chỉ còn lại 16 cặp. Để trả nợ và thực hiện ước mơ của mình; Thủy xách ba lô đi làm công nhân để vợ ở nhà chăm 16 cặp bồ câu Pháp.
Năm 2013, Thủy mua thêm 80 cặp bồ câu Pháp từ Hà Nội với giá 500.000 đồng / cặp; cao gấp đôi giá lần đầu. Đến năm 2014, trang trại của Thủy có 300 đôi. Thời gian này, Thủy tiếp tục đi làm thuê; đến cuối năm 2014 thì nghỉ việc để tập trung nuôi chim bồ câu Pháp tại nhà và mở hai chuồng trại; đến nay trang trại của Thủy đã có 1,3 nghìn con chim bồ câu giống Pháp.
Theo Thủy, cứ 100 cặp chim bồ câu Pháp; sau khi trừ chi phí sẽ lãi ròng 24 – 30 triệu đồng / năm. Theo tính toán, mỗi năm vợ chồng anh Thủy thu lãi ròng hơn 300 triệu đồng với 1.3000 cặp chim bồ câu Pháp. Chim bồ câu của Thủy được bán theo nhu cầu của khách hàng. Nếu mua là chim giống (45-60 ngày tuổi) giá sẽ dao động từ 180,000-250,000 đồng / cặp. Nếu chim thuần chủng, ghép phối đực – cái chính xác (ở trại 6 – 8 tháng) thì có giá từ 500,000 -700,000 đồng / cặp. Con giống 28-30 ngày tuổi giá 110,000 -130,000 đồng / cặp.
Tuy nhiên, nhờ có số lượng lớn nên cứ 2-3 ngày lại có thương lái đến tận nhà thu mua; thường gia đình Thủy không phải bán lẻ từng con. Với chim “hết đát”, không còn khả năng sinh sản, Thủy bán chim thịt với giá từ 110-130 nghìn đồng/đôi.
Cách thức chăm sóc chim bồ câu Pháp của Thủy
Công thức chăm sóc bồ câu của Thủy là 60% ngô hạt + 40% cám công nghiệp; và thường chim thích ăn ngô hơn ăn cám công nghiệp. Mỗi ngày cho chim ăn 3 lần vào các khung giờ cố định 8h, 12 h và 17h; với lượng thức ăn 60-80g thức ăn/đôi/ngày. Chim ở thời kỳ sinh sản thì có thể bổ sung thêm một ít thức ăn và chất dinh dưỡng.
Thủy cho biết, để bồ câu thuần thục, nên ghép đôi từ thời điểm 45 ngày tuổi; người có nhiều kinh nghiệm thì tỷ lệ ghép đôi trống – mái sẽ chính xác hơn. Bồ câu Pháp nuôi được 6-8 tháng sẽ phát dục và bắt đầu đẻ lứa đầu tiên và thường 2 quả/lứa. Tuy nhiên, từ lứa 1, 2, 3 thường khả năng ấp nở sẽ rất thấp; nên những lứa trứng này chủ trại không nên cho ấp.
Đến lứa thứ 4, trứng sẽ được soi; nếu có phôi trống và cho vào máy ấp công nghiệp. Quá trình này cần cho bồ cấp ấp trứng giả; để không quên mất bản năng nuôi con sau này. Sau 19 ngày, trứng sẽ nở thành con và được đưa vào cho chim bố mẹ nuôi.
Thực tế, sau 13-15 ngày ấp trứng giả, người nuôi có thể tráo đổi con của đôi này (nở trước) cho đôi khác nuôi với số lượng 4-5 chim con/chim bố mẹ. Mục đích là để chim giảm thời gian ấp trứng, quay lại vừa nuôi con vừa đẻ sớm nhất.
Chia sẻ kinh nghiệm chăm nuôi chim bồ câu Pháp
Theo kinh nghiệm của mình, Thủy thường chỉ cho 50% chim bố mẹ khéo léo ấp trứng giả và nuôi con; 50% còn lại cho ấp trứng giả nhưng không nuôi con để tăng lứa đẻ/năm. Làm như vậy sẽ giúp bồ câu mắn đẻ hơn và khoảng sau 30-35 ngày đẻ trứng bồ câu sẽ lại đẻ lứa tiếp theo. Nếu nuôi và chăm sóc tốt, bồ câu Pháp có thể đẻ bình quân 8-9 lứa/năm. Thời kỳ nuôi con, bồ câu cần được bổ sung thêm cám thịt của gà loại 20% đạm.
Không chỉ cung cấp chim thương phẩm, chim giống, Thủy còn làm dịch vụ thiết kế, xây dựng cho nhiều trang trại ở Thanh Hóa. Trang trại Thủy thiết kế thường đơn giản, có thể tận dụng các nhà, chuồng chăn nuôi không còn sử dụng, lợp lại sao cho mát về mùa hè, ấm, kín gió về mùa đông. Hệ thống chuồng được làm thành 4 tầng để tiết kiệm diện tích, diện tích chuồng/đôi chim thường là 0,5×0,5×0,5, có máng uống nước tự động.
Để cập nhật thêm nhiều kiến thức về chăm sóc gia cầm. Mời bà con tham khảo các bài viết khác của MGD.
Nguồn: Nongnghiep.vn