Nuôi gà chọi chiến trở thành cao thủ cần thực hiện các kỹ thuật này

mất:4 phút, 44 giây để đọc.

Vấn đề nuôi gà chọi chưa bao giờ là dễ dàng; bởi nó đòi hỏi một sự khắt khe nhất định từ những bước ban đầu; như chọn giống loài, hình thức xây chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và cách thức chăm sóc; để gà luôn khỏe mạnh và có sức lực dồi dào.

Muốn gà chọi của mình có được máu sung sức và hiếu chiến nhất; thì phải luôn có một quy chuẩn nhất định để cho ra lò những con gà chọi hoành tráng nhất mà ta mong muốn. Sau đây là cách lựa chọn giống gà chọi chi tiết và khoa học; mọi người có thể áp dụng để thực hiện tại nhà; hoặc mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung, cung ứng giống, sản xuất thịt cho thị trường tiêu thụ.

Cách chọn giống gà chọi chiến

Ở mỗi vùng miền khác nhau thì giống loài này lại có một tên gọi khác nhau; như ở miền Bắc thì gọi là gà chọi, miền Trung thì gọi là gà đá, miền Nam thì có tên là gà nòi; nhưng chung quy chúng sẽ được coi là gà nòi. Thường sẽ được chia làm 2 nhóm gà là gà nòi đòn và gà nòi cựa (gà đòn và gà cựa).

Bước đầu tiên để có được một con gà tốt và khỏe; thì gia đoạn chọn giống luôn rất quan trọng; đặc biệt lại là với giống loài gà chọi chiến thì yêu cầu ấy lại càng đòi hỏi thêm sự khắt khe.

Giống gà chọi tốt

Tiêu chuẩn để chọn lọc giống của ông bà ta từ xưa đến nay đó là dựa vào ngoại hình và cân nặng cơ thể. Con được chọn làm giống bắt buộc phải khỏe mạnh, có được sự cân đối và thân hình đẹp; đặc biệt là không bị dị tật bẩm sinh.`

Xây dựng chuồng nuôi gà nòi theo tiêu chuẩn

Chuồng nuôi chỉ cần đơn giản

Để nuôi gà chọi đúng cách, cần làm chuồng rộng và cao để gà luôn cảm thấy thoải mái, không bị gò bó; và luôn có  sự hung dữ. Mặc khác, phương thức xây dựng trại gà chọi này cũng đặc biệt quan trọng đối với mô hình kinh doanh nuôi gà chọi tập trung; hoặc cách hình bán giống, bán thịt.

Xây chuồng nuôi đơn giản

Hướng chuồng

Hướng tốt nhất là Đông Nam; các hướng khác như Đông, Tây Nam và hướng Bắc thì nên hạn chế hoặc bỏ qua.

Mái chuồng nên sử dụng chất liệu bằng tôn hoặc tấm lợp. Nơi làm chuồng phải có ít nhất từ 30cm đảm bảo trong chuồng không bị ẩm ướt khi trời mưa.

Nền chuồng làm bằng đất nện chặn hoặc láng xi măng. Trong chuồng rải cát dày từ 15 – 20cm để không làm tổn thương đến chân gà chiến.

Trong kỹ thuật nuôi gà đá, bà con cũng có thể làm bội nuôi gà. Bội gà có thể làm bằng tre, nứa hoặc bội sắt.

Đối với gà con cần phải làm lồng úm. Bên trong có chất độn chuồng bằng vỏ trấu hoặc rơm khô, mùn cưa, dăm bào…

Lồng úm nuôi gà chọi con

Thức ăn được dùng cho gà chọi 

Nguồn thức ăn quyết định đến khả năng sung mãn, hình dáng mẫu mã, thậm chí là chất lượng thịt đối với mô hình nuôi gà chọi thương phẩm.

Nuôi gà chọi đá không nên cho ăn cám công nghiệp. Thay vào đó, các hộ nuôi có thể tận dụng thức ăn có sẵn, thức ăn tự sản xuất, gồm: Thóc lúa, Rau xanh, Các loại thảo dược, thức ăn bổ sung, Các loại mồi…

Thức ăn cho gà chọi

Cách nuôi gà khỏe mạnh, người nuôi không nên dùng ếch nhái làm mồi vì loại mồi này có chứa rất nhiều đạm, có thẻ làm tăng thể rộng thịt, nhiều mỡ, sức bền kém.

Nước uống cho gà nòi 

Nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn, không có lẫn tạp chất. Nhiệt độ của nước không được quá lạnh, quá nóng, duy trì từ 7 – 28 độ C.

Chế độ chăm sóc gà nòi khỏe mạnh 

Đối với gà con mới nở đến 2 tháng tuổi cho uống nước cùng với 5g đường glucoza + 1g vitamin C, liều lượng 1 lít nước để tăng sức đề kháng. Chia thức ăn làm 5 – 6/bữa một ngày, cho gà ăn như vậy trong 1 tuần.

Gà con từ 2 – 5 tháng tuổi Không nên cho gà ăn cám công nghiệp cám tăng trọng vì sẽ khiến gà béo tốt, nhiều mỡ, lười đá, chất lượng thịt cũng không thơm ngon

Gà mà từ 6 tháng tuổi trở lên thì tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng như ở các tháng trước. Cần phải thiết lập thời gian ăn uống cho gà.

Ngoài ra, chúng ta cần cắt tai tích, cắt tỉa lông , và phơi nắng cho gà theo định kỳ.

Cách chăm sóc gà

Huấn luyện gà chọi máu chiến

Cho gà chọi đá thử từ 1 – 5 trận, con nào không có khả năng chiến đấu thì loại ra, có thể đem nuôi thương phẩm. Ngoài ra, cần thực hiện các công việc khác như: Quần sương gà nòi, Xát nghệ, Dầm cẳng, Vần gà chọi

Phòng bệnh cho gà chọi chiến

Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Thay rửa máng ăn máng uống để hạn chế tối đa mầm bệnh gây hại. Thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho gà chọi con.

Cảm ơn bạn đã đón đọc. Chúc bạn sẽ thành công trong việc chăn nuôi gà chọi. Hãy đón xem các tin tức khác về kỹ thuật nuôi gà chọi trên MGD nhé!

Nguồn: khomay3a.com

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *