Chăm sóc chăn nuôi ngỗng mang lại giá trị kinh tế cao tương đương với các kỹ thuật chăn nuôi gia cầm khác. Nhưng loại này có trọng lượng rất lớn; nên chúng ta cần đảm bảo dinh dưỡng tốt để chúng thu được lợi ích kinh tế cao hơn. Và đây luôn là một bài toán khó mà người chăn nuôi ngỗng luôn phải đối diện. Chúng ta cùng đi tìm đáp án cho nghi vấn này nhé!
Ngỗng con khi đang trong thời kỳ còn non
Thời kỳ của ngỗng con cũng giống như của vịt con; đó là được tính từ lúc nở cho đến khi được 30 ngày tuổi. Giai đoạn này cần chăm sóc cẩn thận vì ngỗng lúc này vẫn còn non nên rất yếu; chưa quen với chế độ ăn, khả năng thích nghi kém.
Khi ngỗng mới nở, lông còn ẩm nên cho vào thúng hoặc dùng cót để quây lại; bên dưới lót một lớp rơm rạ, phủ vải thưa. Sau khi ngỗng đã khô lông thì vớt ngỗng ra về tập cho ăn. Thời gian hong khô thường kéo dài từ 10 đến 12 giờ. Nên để nhiệt độ trong nhà từ 28 đến 30 độ C. Nếu trời lạnh, bạn cần thắp thêm bóng điện để sưởi ấm.
Trong tuần đầu tiên, cố gắng tránh thả ngỗng ra ngoài vì chúng còn mỏng manh. Thức ăn cần thiết là bột bắp, cơm, mì…; trộn với rau xanh rửa sạch thái nhỏ (có thể dùng xà lách, rau răm). Lượng thức ăn cho mỗi con là 50 gam thức ăn tinh + 100 gam rau xanh; chia đều thành 4 bữa trong ngày (sáng-trưa-chiều-tối) cho ngỗng ăn dần, sau khi ăn xong cần uống nước sạch.
Từ tuần thứ 2 có thể thả ngỗng ra bãi cỏ để chúng tự kiếm ăn. Từ đó lượng thức ăn cho ngan tăng dần: 70 gam thức ăn tinh + 120 gam rau xanh mỗi ngày.
Qua 2 tuần tuổi, ngỗng bắt đầu giảm bớt thức ăn tinh và tăng dần rau cỏ xanh. Thời kỳ này cũng là lúc tập dần cho ngỗng ăn thêm thóc và khoai băm nhỏ. Chúng ta cũng có thể thả ngỗng đi ăn ở những bãi xa hơn. Khi qua 30 ngày tuổi cũng là lúc ngỗng kết thúc giai đoạn ngỗng con và chuyển qua thời kỳ ngỗng choai.
Kinh nghiệm chăm sóc ngỗng ở thời kỳ choai
Lúc này do đã trải qua giai đoạn ngỗng con nên ngỗng choai sẽ dễ nuôi hơn, chúng mau lớn, phàm ăn và cũng ít bệnh tật hơn. Nếu là ngỗng nuôi thịt thì có thể nuôi kiểu chăn thả từ vài chục cho đến hàng trăm con. Đàn ngỗng nuôi phải đảm bảo cùng lứa để chúng được phát triển đồng đều và thuận tiện trong việc chăm sóc. Sẽ tiết kiệm hơn nếu chúng ta nuôi ngỗng vào vụ mùa; khi lượng thức ăn ngoài đồng sẵn có. Bên cạnh đó, chúng ta nên bố trí ao hồ để khi ăn no, ngỗng sẽ được uống nước và bơi lội. Với những con ngỗng thường xuyên được tắm và bơi lội sẽ cho bộ lông mượt và trông sẽ béo tốt hơn.
Nếu chúng ta nuôi ngỗng không trùng với mùa gặt lúa thì cuối ngày chăn thả cần cho ngỗng ăn thêm thóc, cám gạo, ngô, khoai hay là sắn băm nhỏ. Ngoià ra, chúng ta cũng có thể cho ngỗng ăn thêm các loại bã đậu, bỗng rượu hay cám công nghiệp nếu như có điều kiện (những loại thức ăn này rất tốt).
Kinh nghiệm chăm sóc ngỗng giai đoạn vỗ béo
Tuỳ vào điều kiện của từng gia đình khi nuôi mà có thể cho xuất chuồng sau khoảng từ 90 đến 150 ngày tuổi. Để tăng được trọng lượng cũng như chất lượng ngỗng; chúng ta cần tiến hành công đoạn vỗ béo cho ngỗng trước khi xuất chuồng. Chuồng để nuôi ngỗng trong giai đoạn này cần có các ngăn nhỏ để nhốt mỗi con vào một ngăn. Chuồng phải kín gió và thông thoáng, cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp chiếu vào chuồng; nên giữ yên tĩnh cho khu chuồng nuôi.
thời kỳ này, chúng ta cũng cần lưu ý bổ sung cho ngỗng ăn tăng lượng thức ăn tinh và giảm vận động. Thời gian thực hiện vỗ béo kéo dài từ 12 đến 15 ngày trước khi bán, không nên kéo dài quá bởi sẽ tốn thức ăn mà hiệu quả lại không cao.
Ngỗng đặt chuẩn khi nuôi 3 đến 4 tháng có trọng lượng từ 4 đến 4,5kg; với ngỗng ngoại nhập thì có thể cao hơn từ 4,5 đến 5kg. Nếu mọi yêu cầu đều được đảm bảo đúng quy trình và nghiêm ngặt thì có thể rút ngắn được thời gian nuôi hay tăng trọng lượng ngỗng khi xuất chuồng.
Chúc bạn sẽ thành công trong việc chăm sóc nhé. Hãy truy cập MGD để nhận thêm các tin tức về chăm sóc gia cầm nhé!
Nguồn: vuonchimviet.com