Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà

mất:5 phút, 50 giây để đọc.
Bệnh coryza là một bệnh hô hấp cấp tính thường xãy ra ở gà với biểu hiện đặc trưng như: chảy nước mũi, khó thở, sưng phù đầu mặt . . . Bệnh này xãy ra trên toàn thế giới, với mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Bệnh xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi từ nhỏ đến lớn gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Đây là một loại bệnh do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi Avibacterium paragallinarum, một vi khuẩn Gr – là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh Coryza

Loại vi khuẩn gây bệnh là Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi là Avibacterium paragallinarum, là một vi khuẩn hiếu khí, Gr -, khi nuôi cấy trong môi trường thạch máu sau 24h cho ra những khuẩn lạc nhỏ tách rời như hạt sương.

Vi khuẩn này được chia làm 3 serotype A, B và C có tương quan về các receptor.

Vi khuẩn có thể tồn tại 2 đến 3 ngày ngoài môi trường. Nhưng dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt, các chất khử trùng thông thường.

Chim hoang dã được cho là nơi lưu trữ mầm bệnh và là nguyên nhân xảy ra các ổ dịch tại các trại chăn nuôi.

Biểu hiện lâm sàng

  • Gà thường giảm ăn và ủ rũ.
  • Sản lượng trứng giảm.
  • Sưng đầu và sưng mặt( phù đầu hay phù mặt).
  • Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.
  • Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ. Do đó gà không ăn uống được và chết.
bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà

Các biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần.

Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100 nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.

Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và ho(do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở). Tỷ lệ chết tăng nhanh chóng do nhiễm trùng kế phát.

Biểu hiện khi mổ khám

Mổ ở xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu.

Bã đậu tìm thấy trên gà nhiễm bênh coryza

Tổ chức dưới da, đầu và tích bị phù thũng.

Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.

Các biểu hiện bên trong nội tạng thường do kế phát với các bệnh khác; Coryza ít có các bệnh tích đặc trương trong các cơ quan nội tạng.

Khí quản xuất huyết và chứa nhiều dịch nhầy

Mổ khám xoang mũi gà mắc bệnh coryza

Kiểm soát và điều trị bệnh Coryza

Đối với bệnh Coryza việc kiểm soát bệnh cần chú ý 2 vấn đề chính.

Kiểm soát bằng chăm sóc, nuôi dưỡng và an toàn sinh học

Trong kiểm soát sự lưu hành của vi khuẩn gây bệnh Coryza chúng ta cần lưu ý, ngoài các biện pháp an toàn sinh học như những bệnh truyền nhiễm khác ta cần đặc biệt chú ý tới việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi và phương pháp quản lý “cùng vào cùng ra”.

Do vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường 2 đến 3 ngày nên việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh ra khỏ trại.

Việc tiến hành “cùng vào cùng ra” hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều trang trại để kiểm soát bệnh Coryza. Ngoài ra việc phun thuốc sát trùng định kỳ cho trại cũng là phương pháp cần được chú y tới.

Kiểm soát bằng vaccine

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và mạng lại hiệu quả cao. Vaccine phòng bệnh Coryza cần được chủng ngừa trước 4 tuần khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể gà. Lịch tiêm được khuyến cáo nên chủng ngừa lần một vào tuần 6 tuy nhiên tại một số khu vực có áp lực dịch cao nên chủng ngừa lần một vào tuần 4 để bảo vệ đàn gà thịt cũng như gà đẻ giai đoạn hậu bị, chủng ngừa lại lần 2 được khuyến cáo sử dụng trước khi gà lên đẻ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình nuôi.

Bệnh coryza
Bệnh coryza ở gà

Các chủng được sử dụng để làm vaccine hện nay gồm có chủng A, B và chủng C, tuy nhiên ở nước ta chủng B được bảo hộ chéo bởi 2 chủng A và C vậy việc đưa vaccine chủng B ra thị trường không mang lại hiệu quả, bổ sung chủng B vào vaccine làm tăng giá thành vaccine mà không mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy nên sử dụng vaccine chủng A và C của các công ty sản xuất có uy tín để bảo vệ đàn gà.

Xử lý đàn gà khi nhiễm bệnh Coryza

Hiện nay Amoxcicylin ở nước ta vẫn đang điều trị rất có hiệu quả. Ngoài ra các loại khánh sinh sau đây cũng đang được khuyến cáo sử dụng Streptomycin, Dihydrostreptomycin, sulphonamide, Tylosin, Erythromycin, Flouroquinolones và Gentamycin. Tuy nhiên để điều trị thành công và hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra ta cần chú ý:

  • Quan sát và quản lý đàn gà để kíp thời phát hiện bệnh sớm. Cần tách dần những con nghi nhiễm (dựa vào triệu trứng lâm sàng).
  • Bổ sung các chất nâng cao sức đề kháng cho gà. Sử dụng các chất điện giải; vitamin C nâng cao khả năng miễn dịch và sức khỏe để chống chịu lại bệnh.
  • Bắt từng con và tiến hành cho uống kháng sinh.
  • Sử dụng thêm các chất long đờm. Trong điều trị bệnh Coryza việc sử dụng các hoạt chất có tác dụng long đờm là vô cùng cần thiết và quan trọng, do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên gây tăng chất nhờn làm cho gà không thể hô hấp bình thường được.

Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần

Bệnh coryza là bệnh xãy ra ở mọi lứa tuổi của gà. Vì vậy bà con cần tiêm phòng cho gà và vệ sinh sạch sẽ môi trường nuôi để hạn chế tối việc gà nhiễm bệnh. Khi gà mắc bệnh bà con cần sử lý kịp thời để tránh lây lan cho cả đàn. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Truy cập https://mgd.vn để biết thêm nhiều kinh nghiệm chăn nuôi bổ ích cho bà con.

Nguồn: nhachannuoi.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *