Nhiều người chăn nuôi gà không có lãi vì dịch bệnh. Đặc biệt năm 2020 xảy ra nhiều biến cố dịch bệnh, làm cho thị trường tiêu thụ bấp bênh. Điều đó ảnh hướng lớn đến người chăn nuôi. Tuy nhiêu vượt qua các điều kiện ngoại cảnh ấy anh Sáu vẫn thu được lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Từ chăn nuôi thường xuyên gần 15.000 gà thịt các loại. Và dưới đây là cách giúp người chăn nuôi gà không bị thua lỗ, qua tham khảo cách chăn nuôi của anh Sáu.
Tham quan trang trại nuôi gà của anh Sáu
Chỉ tay về phía trang trại chăn nuôi gà thịt của anh Trần Văn Sáu (người dân tộc Sán Dìu). Ông Dương Văn Trọng – Trưởng thôn Phô Cóc, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nói với chúng tôi: Không biết nhà đó có bí quyết gì; mà cứ mọi người nuôi gà được hòa vốn, thì nhà đó được lãi ít; mọi người được lãi ít thì nhà đó được lãi nhiều.
Qui trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (ATSH)
Đem câu hỏi của ông Trọng vào chia sẻ với anh Sáu; chúng tôi đã được biết: Bí quyết nuôi gà luôn có lãi của anh Sáu là: Tuân thủ chặt chẽ qui trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (ATSH); gà ít phải dùng kháng sinh trị bệnh, mau lớn, chất lượng thịt thơm ngon vượt trội; luôn được thương lái trả giá cao hơn sản phẩm cùng loại ngoài thị trường từ 5-8 nghìn đồng/kg, tùy thời điểm.
Theo anh Sáu: Chăn nuôi gà ATSH quan trọng nhất là thời kỳ quây úm con giống như: Với gà 1-7 ngày tuổi, duy trì nhiệt độ trong quây 32-33 độ C; từ 8-14 ngày tuổi, giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 28 độ C; từ 15-21 ngày tuổi, tiếp tục giảm tới ngưỡng 26 độ C, khi thả gà ra trại chăn nuôi, giữ nhiệt độ chuồng từ 18-24 độ C là tốt nhất.
Cho ăn: Gà úm cho ăn 9 bữa/ngày (6 bữa ngày và 3 bữa đêm), sau úm, cho ăn liên tục. Đảm bảo được các yêu cầu nhiệt độ; và nhu cầu ăn, uống cho gà úm, sẽ giúp gà con khỏe mạnh, tiêu hóa lòng đỏ nhanh, giảm hao hụt con giống.
Con giống, phải mua ở những cơ sở ấp nở trứng gia cầm có uy tín; có bảo hành chất lượng, và chỉ chọn những gà con lông bông, mắt sáng, không hở rốn, nặng bụng. Giống nhập về quây, phải cho uống nước ngay, 30 phút sau mới cho ăn. Cám ăn chuyên gà cũng phải luôn thơm, mới và phù hợp với từng lứa tuổi gà.
Chuồng trại, phải thông thoáng, khô ráo, không gió lùa. Nếu trại làm kín quá, gà dễ bị hen suyễn, có gió lùa gà dễ mắc thương hàn. Nền chuồng phải làm đệm lót sinh học để khử mùi hôi. Mỗi trại cần có bộ đồ bảo hộ lao động riêng; không được mặc chung đồ bảo hộ lao động của trại gà này sang chăm nuôi trại gà khác.
Những điều cần lưu ý
Định kỳ cho gà ăn thêm men tiêu hóa và thuốc bổ, gà sẽ ham ăn, mau lớn. Vào các ngày nắng nóng bổ sung chất điện giải cho gà, giúp tăng sức đề kháng. Vacxin phòng dịch phải đúng lịch thú y, chú ý chỉ sử dụng vacxin khi gà khỏe mạnh. Thường xuyên theo dõi để tách riêng gà yếu, gà bệnh, để điều trị và chăm sóc sớm. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi gà bị bệnh, không dùng kháng sinh để kích thích tăng trưởng hoặc phòng bệnh định kỳ.
Nên nhớ: Không nuôi thả gà chung với các loại gia cầm khác như vịt, ngan, chim. Không phun thuốc sát trùng chuồng trại định kỳ; chỉ dùng thuốc sát trùng để bao vây khống chế dịch bệnh hoặc khi đã xuất bán hết gà và đã thu dọn sạch tồn dư hữu cơ trong chuồng). Không chăn thả gà ở mật độ quá dày. Máng ăn, bình uống cho gà cũng phải luôn sạch sẽ…
>>Xem thêm tại chuyên mục tin nông nghiệp.
Anh Sáu vẫn lợi nhuận nhờ kỹ thuật chăn nuôi (ATSH)
Đi thăm khắp khu vực chăn nuôi của anh Sáu. Chúng tôi thấy: Các trại gà được cách ly về thời gian chăn nuôi giữa 2 lứa (cùng 1 trại) tối thiểu 20 ngày; về không gian giữa 2 trại kế tiếp, cách nhau khoảng 2,5 lần chiều rộng 1 trại gà. Mật độ nuôi gà được duy trì ở ngưỡng 6-7 con/m2 chuồng trại.
Máng ăn, bình uống được đặt ở tầm ngang lưng gà; rất thuận tiện cho ăn uống, tránh gà nhặt lại thức ăn rơi vãi ra nền chuồng, dễ lây nhiễm dịch bệnh. Con giống đưa vào chăn nuôi là gà Mía lai, có tốc độ tăng trọng nhanh; năng suất thịt cao, chất lượng thịt ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước.
Nhờ những giải pháp kỹ thuật đã nêu. Trong năm 2020, nhiều người nuôi gà không có lãi; anh Sáu vẫn có được lợi nhuận hơn 200 triệu đồng từ nuôi thường xuyên gần con 15.000 gà thịt các loại.
“Chăn nuôi ATSH giúp đàn gà luôn khỏe mạnh; ít phải dùng thuốc kháng sinh trị bệnh, ít hao hụt con giống. 2 khoản này em đã tiết kiệm được ngót 70 triệu đồng chi phí sản xuất đầu vào; đây cũng được coi là một khoản lãi – Bí quyết”, anh Sáu bật mí.
Được biết, anh Sáu đã từng đi làm công cho các mỏ khai thác đá trong khu vực; rất vất vả mà chẳng để dư ra được đồng nào. Kể từ năm 2013 đến nay, chuyển sang chăn nuôi gà; cuộc sống gia đình anh Sáu đã khá lên trông thấy, chẳng những có bát ăn, bát để; mà còn làm được nhà ở khang trang kiên cố ở Đồi Chẩu.
“Dự kiến xung quanh Tết Nguyên đán Tân sửu tới, em sẽ có gần 4.000 gà Mía lai thương phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng trong khu vực”, anh Trần Văn Sáu tiết lộ.
Để biết thêm nhiều thông tin hay về chăn nuôi gà. Hãy truy cập vào trang MGD.
Nguồn: nongnghiep.vn