Nuôi chim bồ câu đem lại lợi nhuận cao trong kinh doanh

mất:3 phút, 59 giây để đọc.

Từ lâu, những món ăn từ chim bồ câu như cháo chim bồ câu hay món hầm thuốc bắc được coi là đắt tiền và chỉ được nhắm đến một số ít. Bởi nó là một trong những món ăn bổ dưỡng và quý hiếm. Hiện nay với sự phát triển của xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao hơn bao giờ hết. Các món ăn từ loài này không chỉ được giới nhà giàu sử dụng rộng rãi. Chính vì lý do đó mà nhiều người ngày càng áp dụng hình thức nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi chim bồ câu thịt ít tốn công chăm sóc, sản xuất ổn định đang được ngày càng nhiều người áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 Ưu điểm của nghề nuôi bồ câu

Ít công chăm sóc: Cùng nằm trong danh sách gia cầm nhưng so với nuôi gà, nuôi chim bồ câu lại nhàn đến không tưởng. Chim ít dịch bệnh hơn gà lại tiêu tốn thức ăn ít hơn. Mỗi ngày, bà con cho chim ăn 2 lần vào sáng – chiều với lượng thức ăn chỉ bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Diện tích chuồng nuôi bé cộng với phân chim nhỏ và ít mùi nên công dọn vệ sinh chuồng nuôi khá nhàn và không phải làm thường xuyên.

Nhanh thu hồi vốn: Chim từ 5-6 tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản. Mỗi cặp chim một năm có thể đẻ từ 9-11 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Thời gian ấp từ 16-18 ngày, chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng; sau 24 ngày tuổi đã có thể xuất chuồng. Giá một cặp chim mới ra ràng trên thị trường hiện nay vào khoảng 100.000 – 120.000 đồng. Tính ra, chỉ sau vài lứa đẻ là bà con đã có thể hoàn lại vốn.

 Ưu điểm của nghề nuôi bồ câu

Thị trường tiêu thụ chim bồ câu

 Đầu ra ổn định: Nuôi chim bồ câu lấy thịt có đầu ra rộng mở hơn nuôi lấy trứng do nhu cầu sử dụng thịt chim này luôn ở mức cao. Trong khi đó, trứng của loài này thường không được ưa chuộng như trứng của nhiều loại gia cầm khác. Để tìm thị trường đầu ra, bà con có thể liên hệ với các nhà hàng; cơ sở bán cháo dinh dưỡng hoặc bán lẻ. Chỉ mất thời gian ban đầu để gây dựng thương hiệu, sau đó khách hàng sẽ tự tìm đến tận nơi để mua hàng.

Vốn đầu tư thấp:Nếu như những mô hình chăn nuôi gia cầm khác; người nuôi phải bỏ vốn hàng trăm triệu đồng cho các khoản chi phí từ con giống; chuồng trại đến thức ăn thì nuôi chim bồ câu, mọi chi phí đều được giảm thiểu đi rất nhiều. Mỗi cặp chim bố mẹ tùy thuộc vào từng giống nhưng dao động ở mức 200.000 – 300.000 đồng/cặp. Do thời gian gây đàn nhanh nên ban đầu bà con có thể mua vài cặp để nuôi thử.

Chuồng nuôi chim bồ câu có thể sử dụng tre hoặc lưới thép nhỏ nên chi phí để xây dựng không cao. Thức ăn của chim chủ yếu là lúa, ngô, đậu xanh và một ít thức ăn công nghiệp. Những loại thức ăn này đều dễ kiếm và khá rẻ.

Thị trường tiêu thụ chim bồ câu

Một số giống chim hướng thịt

Nếu nuôi theo hướng lấy thịt, bà con nên chọn những giống có trọng lượng lớn hoặc giống có chất lượng thịt tốt. Một số giống bồ câu lấy thịt hiện đang được nuôi phổ biến như giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật. Trong đó, 2 dòng chim Pháp là Titan và Mimas được nuôi nhiều nhất.

Dòng “siêu lợi” Mimas: có bộ lông đồng nhất màu trắng; khả năng sản xuất: 16-17 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.

Dòng “siêu nặng” Titan có bộ lông phong phú hơn: trắng, đốm, xám, nâu; khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700g

Bồ câu gà: Đây là giống chim bồ câu thương phẩm được đánh giá cao vì có kích thước lớn. Mỗi con bồ câu gà khi xuất bán có thể nặng từ 600-900g.

Bồ câu ta: Tuy kích thước và trọng lượng của chúng nhỏ hơn các loại chim bồ câu thịt khác nhưng thịt có vị ngọt và săn chắc đặc trưng nên được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

Một số giống chim hướng thịt

Đến với mgd để tìm hiểu nhiều thông tin về chim bồ câu.

Nguồn: nongdan.com.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *