Thông tin gà Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang Nga, là một tin vui dành cho nước ta. Cơ quan Kiểm dịch Động thực vật Liên bang Nga có thông báo chính thức, cho phép nhập khẩu thịt gà chế biến từ Việt Nam. Điều này chứng minh được sự phát triển của ngành gia cầm Việt Nam. Tuy vậy, đây cũng là một thách thức đối với ngành gia cầm khi muốn xuất khẩu ổn định. Hơn đó là đạt doanh số cao. Chúng ta cần phải hiện đại hóa ngành chăn nuôi gà nhiều hơn nữa.
Tin vui dành cho ngành chăn nuôi gà
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (Chi nhánh Nhà máy chế biến sản phẩm thịt gà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Là doanh nghiệp được phía Nga cấp phép cho xuất khẩu các sản phẩm thịt gà chế biến sang thị trường Nga.
C.P. Việt Nam đã đạt được các tiêu chí về an toàn dịch bệnh của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Liên bang Nga. Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế và Nga.
Hơn thế, các nhà xuất khẩu của Việt Nam còn kỳ vọng. Việc xuất khẩu gà sang Nga sẽ đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận thị trường các nước Liên bang Nga; Cộng hòa Belarus; Cộng hòa Kazakhstan; Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan.
>>Xem thêm tại chuyên mục thị trường tiêu dùng.
Trước đó, Cục Thú y Nga đã sang Việt Nam tham quan các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp. Chứng kiến việc thịt gà chế biến của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản; một thị trường vô cùng khắt khe. Phía Nga đã bị thuyết phục và tin tưởng vào chất lượng gà xuất khẩu của Việt Nam.
Nga cũng đánh giá, không chỉ C.P. và Koyu & Unitek. Mà nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thịt gia cầm của Việt Nam; cũng đang đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu sang Nga. Điều đó giúp cho việc Nga “mở cửa” mặt hàng này cho Việt Nam trong năm 2020.
Gà Việt Nam được Nga tín nhiệm cấp phép nhập khẩu
Tình hình dịch bệnh gia cầm tại các nước châu Á nói chung đều diễn biến khá phức tạp. Nhưng vì sao gà của Việt Nam vẫn được Nga tín nhiệm và cho xuất khẩu vào Nga?
Câu trả lời đó là thời gian mấy năm vừa qua. Ngoài việc khống chế thành công các ổ dịch, chỉ xảy ra các vụ dịch lẻ tẻ; và nằm xa các khu vực chăn nuôi lớn. Việt Nam còn thành công trong việc xây dựng hệ thống chăn nuôi an toàn; hiện đại, sạch bệnh. Năm 2019, tổng cộng có 221 cơ sở, chuỗi sản xuất và vùng chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh. Đây chính là nền tảng để Nga cho phép sản phẩm Việt Nam đi vào thị trường.
Việt Nam cũng thể hiện rõ tinh thần đẩy mạnh xuất khẩu. Dù hoàn cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn hoành hành trên thế giới. Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 2/2020 đạt 32 triệu USD, chỉ giảm 9,6% so cùng kỳ năm 2019.
Việc hạn chế tối đa các ca lây nhiễm, tầm soát dịch bệnh COVID-19 thành công. Giúp ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phục hồi; phát triển, cung ứng sản phẩm chăn nuôi cho trong nước và xuất khẩu.
Thị trường tiêu thụ lớn
Chiều 19/3, sự kiện Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến. Chủ trì Hội nghị kết nối Tập đoàn Miratorg của Nga và Tập đoàn Masan của Việt Nam; đồng thời bàn kế hoạch triển khai xuất khẩu thịt gà sang Nga đã mở ra nhiều kỳ vọng.
Ông Phùng Đức Tiến đánh giá: “Nga, với 140 triệu người dân; sẽ là một thị trường tiềm năng đối với nông sản Việt Nam, trong đó có sản phẩm gà”.
Tập đoàn Miratorg của Nga, đối tác của Việt Nam là một tập đoàn lớn. Tập đoàn Miratorg năm 2020 có công suất sản xuất dự kiến đạt 400.000 tấn thịt heo, 200.000 tấn thịt bò. Hiện tại Miratorg mới chỉ xuất khẩu sang thị trường Việt Nam gần 3.300 tấn thịt heo. Song với sự hợp tác của hai quốc gia, Tập đoàn này hy vọng sẽ xuất khẩu khoảng 50.000 tấn thịt heo mỗi năm.
Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga cũng là các tập đoàn lớn của Việt Nam. Trong đó công ty đầu tiên được phép xuất khẩu là C.P. Việt Nam (Chi nhánh Nhà máy chế biến sản phẩm thịt gà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) với mặt hàng thịt gà chế biến.
Hiện tại C.P. Việt Nam hàng năm cung cấp cho thị trường hơn 6 triệu con heo thịt; hơn 700 triệu quả trứng gà, 80.000 tấn gà thịt. C.P. Việt Nam còn xuất khẩu 20.000 tấn thực phẩm chế biến; thủy sản sang thị trường Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu.
Duy trì hợp tác lâu dài, ổn định
Với mối quan hệ hữu nghị truyền thống, xuất khẩu sang Nga luôn là ưu tiên của Việt Nam. Tuy vậy, thời gian qua, việc xuất khẩu nông sản sang Nga đôi lúc cũng gặp khó khăn. Điển hình như việc xuất khẩu cá tra sang Nga. Đối với thị trường Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn trông đợi sự hợp tác, ổn định và linh hoạt trong xuất.
Nga cũng đồng thời là nước xuất khẩu gia cầm. Theo Liên minh các Nhà sản xuất gia cầm Nga, tháng 1/2020. Nga đã xuất khẩu 15.600 tấn gia cầm với trị giá 27,7 triệu USD. Cục Hải quan Liên bang Nga cho biết, năm nay Nga có thể xuất khẩu 250.000 tấn gia cầm cho thị trường nước ngoài; và hướng xuất khẩu của Nga là vào thị trường Trung Quốc.
Để duy trì sự ổn định trong xuất khẩu vào Nga. Chắc chắn sản phẩm gà xuất khẩu từ Việt Nam phải vượt qua sự cạnh tranh với các sản phẩm gà tiêu thụ tại Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng thương hiệu tốt, đảm bảo chất lượng cao, giá thành hợp lý. Các thống kê cho thấy, ngành gà phát triển những năm qua trên toàn thế giới, cơ bản là dựa vào giá thành rẻ.
Để chinh phục thị trường Nga nói riêng và các nước lân cận Nga nói chung, ngoài yếu tố chất lượng, gà xuất khẩu của Việt Nam sẽ cần có một giá thành hợp lý, hấp dẫn đối với người tiêu dùng Nga.
Xem thêm tại trang MGD.
Nguồn: tapchigiacam.vn